MangYTe

Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Ho gà: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.
Mục lục

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng do bệnh này. Bệnh gây viêm toàn bộ đường hô hấp. Khoảng 50% trường hợp mắc bệnh này xuất hiện ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh cũng thấy xuất hiện ở người trưởng thành. Thu*c chủng ngừa đã giúp đẩy lùi căn bệnh này trên toàn thế giới, với số trường hợp bệnh giảm mạnh ở những nơi trẻ được tiêm chủng.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một loại vi khuẩn hình que có tên là Bordetella pertussis.

Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, người bị lây bệnh là do hít phải loại vi khuẩn này trong không khí, do người có bệnh thải ra khi ho, khạc... Do đó, việc tiếp xúc với người bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.

Chẩn đoán

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng cũng có khi lâu hơn.

Sau đó bệnh phát triển thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày với các triệu chứng sau đây:

Cơn ho khan ngắn thường chỉ có vào ban đêm.

Chảy mũi nước.

Đau mắt.

Sốt nhẹ.

Giai đoạn tiếp theo có thể kéo dài từ 8 đến 12 tuần, với các triệu chứng sau đây:

Những cơn ho khan từ 10 đến 20 tiếng một lần, xuất hiện cả ngày lẫn đêm.

Những cơn ho dài dữ dội chấm dứt bằng một tiếng lấy hơi vào thật mạnh rất đặc trưng, do người bệnh không thở được trong khi ho. Với trẻ sơ sinh, không thể nhận ra tiếng lấy hơi này.

Nôn mửa, gây ra do cơn ho.

Ngừng thở từng quãng, có thể lâu hơn 10 giây.

Co giật.

Nếu ho nhiều có thể gây ra các trường hợp chảy máu mũi, chảy máu những mạch máu ở bề mặt ngoài mắt.

Nếu người bệnh nôn nhiều có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng.

Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện viêm phổi, tràn khí màng phổi, giãn phế quản.

Chẩn đoán xác định đôi khi có thể cần cấy vi khuẩn gây bệnh. Lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bằng cách dùng tăm bông quệt phía sau mũi trong giai đoạn đầu của bệnh.

Chụp X quang ngực có thể là cần thiết khi muốn kiểm tra tình trạng của phổi.

Điều trị

Không có Thu*c đặc trị. Kháng sinh không có tác dụng mấy trong giai đoạn ho nhiều. Việc điều trị do đó chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.

Nếu phát hiện bệnh sớm, dùng erythromycin liên tục trong 10 ngày có thể giúp hạn chế khả năng lây bệnh và đồng thời rút ngắn được thời gian bệnh.

Bảo vệ đường hô hấp cho trẻ có bệnh bằng cách luôn giữ ấm. Tránh những tác nhân có thể kích thích cơn ho, chẳng hạn như khói Thu*c lá. Khi trẻ ho nhiều, dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng có thể tạo cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ.

Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không cho ăn quá nhiều trong một bữa.

Cho trẻ uống thật nhiều nước.

Ho gà có thể kéo dài nhiều tháng, và có nguy cơ tái phát rất cao trong những năm sau đó. Vì thế, việc chăm sóc, theo dõi bệnh cần được chú ý đúng mức.

Chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu nghiêm trọng như:

Tím tái sau cơn ho.

Co giật.

Thể trạng suy sụp, rất yếu ớt.

Ho nhiều và kéo dài không thuyên giảm sau 6 tuần.

Chủng ngừa

Việc chủng ngừa ho gà cho trẻ thường được thực hiện ngay từ khi được 2 – 3 tháng tuổi. Hiện nay, Thu*c chủng ngừa được kết hợp cả 3 loại trong một mũi tiêm DTP, bao gồm Thu*c chủng ngừa các bệnh bạch hầu (diphtheria), uốn ván (tetanus) và ho gà (pertussis). Trẻ phải được tiêm đủ 3 mũi. Mũi tiêm thứ hai lúc 3 – 4 tháng tuổi và mũi tiêm thứ ba lúc 4 – 5 tháng tuổi. Sau đó, cần tiêm nhắc lại một mũi nữa vào khoảng 4 – 5 tuổi. Thời gian giữa các mũi tiêm có thể thay đổi, nhưng không được rút ngắn hơn 1 tháng.

Chủng ngừa ho gà không đạt hiệu quả bảo vệ tuyệt đối, nghĩa là trẻ vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, mức độ bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều và thời gian bệnh được rút ngắn so với trẻ không được chủng ngừa. Chẳng hạn như, tại Hoa Kỳ hiện nay vẫn ghi nhận mỗi năm khoảng 7.800 trường hợp mắc bệnh ho gà, nhưng số trường hợp Tu vong vì bệnh này trung bình mỗi năm chỉ có không đến 5 trường hợp.

Mặt khác, khả năng bảo vệ của Thu*c giảm dần theo thời gian, nên cần có những mũi tiêm nhắc lại. Nếu không, người trưởng thành có thể mắc bệnh. Ho gà ở người trưởng thành thường chỉ là bệnh nhẹ, nhưng điều nguy hiểm chính là sự lây nhiễm cho trẻ em.

Chủng ngừa ho gà có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn, và một tỷ lệ rất thấp các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, xét theo mức độ nguy hiểm của bệnh này khi mắc phải ở trẻ em thì tỷ lệ rủi ro của Thu*c chủng ngừa là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Các phản ứng có thể có sau khi chủng ngừa là:

Sốt nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày. Đây là phản ứng thường gặp nhất và hoàn toàn không có gì đáng lo ngại.

Trẻ bị kích thích mạnh, co giật. Phản ứng này hiếm gặp, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1 trong 100.000 trường hợp.

Tổn thương não. Đây là trường hợp rất hiếm, xảy ra khoảng một lần trong khoảng 300.000 trường hợp tiêm chủng.

Để giảm thấp hơn nữa nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, cần chú ý không sử dụng Thu*c chủng ngừa trong các trường hợp sau:

Trẻ có tiền sử bệnh động kinh.

Trẻ đang bị sốt cao.

Trẻ đã từng có phản ứng với những Thu*c chủng ngừa trước đó.

Trẻ có dấu hiệu thần kinh không ổn định.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-ho-ga/)

Tin cùng nội dung

  • Điều trị những triệu chứng do ung thư
    Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Cách đối phó với những triệu chứng khi cai Thuốc lá và các tác nhân gây tái nghiện
    Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Ứng dụng của doxycycline trong điều trị nhãn khoa
    Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • 7 dấu hiệu bạn mặc sai cỡ áo ngực
    Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Tự điều trị cao huyết áp
    Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Điều trị cao huyết áp không dùng Thuốc
    Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang
    Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Điều trị ra mồ hôi trộm bằng y học cổ truyền
    Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chăm sóc răng miệng trong điều trị ung thư
    Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Mười Triệu Chứng Nha Khoa Phổ Biến Nhất
    Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY