MangYTe

Mắt hôm nay

Làm sao để bệnh cận thị không nặng thêm?

Có phải đeo kính cận thường xuyên thì tránh được việc tăng độ cận hay không? Người bị cận thị phải giải lao mắt như thế nào để khỏi tăng số?
Mục lục
"Có phải đeo kính cận thường xuyên thì tránh được việc tăng độ cận hay không? Tại sao tôi đã uống nhiều Tracorrectoe và dầu cá mà vẫn không thấy giảm độ cận? Người bị cận thị phải giải lao mắt như thế nào để khỏi tăng số?".   Chào em,   Có hai loại cận thị:

- Cận thị trục do nhãn cầu dài hơn bình thường. Bệnh cận thị ở những người trẻ tuổi thường thuộc loại này.

- Cận thị do tăng khuất chiết suất ở mắt đã chớm đục thủy tinh thể. Loại cận thị này chỉ gặp ở người cao tuổi bị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu.

Như vậy, cận thị là do sai lệch về kích cỡ giải phẫu của nhãn cầu. Không loại Thu*c nào có thể làm cho nhãn cầu ngắn bớt lại được. Do đó, không có loại Thu*c nào chữa khỏi cận thị hoặc làm giảm độ cận.

Về cách thức dùng kính, phương châm bao trùm là chỉ đeo kính khi cần. Phương châm này áp dụng cho cả việc dùng kính lão, kính viễn, kính loạn thị, kính râm không số. Nếu bị cận thị nhẹ (vài đi ốp trở lại), bạn có thể đọc, viết mà không cần kính. Chỉ những lúc nhìn xa như theo dõi bài trên bảng, xem hình chiếu trên màn ảnh của buổi thuyết trình khoa học, xem ti vi, xem biểu diễn văn nghệ hay khi đi đường... bạn mới phải đeo kính.

Việc đeo kính không thể hạn chế bệnh hay làm tăng số cận, lão hay loạn thị. Riêng với viễn thị, nếu không đeo kính trước 7 tuổi thì sau này, bệnh nhân sẽ trở thành nhược thị (lòa); lúc đó, kính sẽ không có tác dụng nữa.

Về giải lao mắt, khi lao động bằng mắt, cứ khoảng 45 phút thì nên cho mắt nghỉ một lần (khoảng 7-10 phút) bằng cách nhìn xa 5 m hoặc lim dim như người tập thiền.

AloBacsi.vn Theo BS Hoàng Sinh - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-sao-de-benh-can-thi-khong-nang-them-n58720.html)

Tin cùng nội dung

  • Những lỗi không nên mắc khi đeo kính áp tròng
    Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và dự phòng bệnh Mỹ (CDC) cho thấy 99% những người đeo kính áp tròng có ít nhất 1 hành vi nguy cơ có thể gây ra các nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn cần tránh những lỗi sau:
  • Phòng bệnh học đường
    Bệnh học đường là những bệnh mà học sinh mắc phải trong thời gian đi học, có liên quan đến điều kiện vệ sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng ốc, bàn ghế nơi các em học tập, chủ yếu là các tật khúc xạ (cận thị),
  • Cách điều trị trẻ mắc tật khúc xạ
    Những trường hợp TKX nặng cần được phát hiện sớm, đeo kính đúng để tránh nhược thị cho trẻ (là tình trạng mắt không nhìn rõ khi đã được đeo kính đúng...
  • Giúp trẻ giảm nguy cơ cận thị
    Theo các chuyên gia của Đại học Cambridge (Anh) cho biết, trẻ em có nhiều thời gian hoạt động ngoài trời sẽ giảm thiểu nguy cơ bị cận thị.
  • Nhìn máy tính và tivi không gây… cận thị!
    Ngồi quá gần màn hình máy tính hoặc TV khi xem trong hàng giờ đồng hồ không phải là nguyên nhân gây cận thị. Đó là kết luận được đưa ra sau một nghiên cứu kéo dài 20 năm.
  • Ra mắt nhà người yêu - Khổ vì không đeo kính
    Sau khi về nhà mình chỉ biết khóc, không biết liệu gia đình anh sẽ nghĩ gì về mình....
  • Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ chữa cận thị
    Việc phát hiện bị cận thị thường ở giai đoạn muộn và khi phát hiện học sinh thường được cắt kính theo độ cận thị của mình...
  • Đông y hỗ trợ điều trị chứng cận thị
    Theo y học cổ truyền, cận thị là do phần âm dịch, âm tinh bị suy tổn lâu ngày không bù đắp lại được làm cho cơ thể suy mòn;
  • Cảnh báo nguy cơ cận thị của giới văn phòng
    Người thường xuyên ở trong nhà, dân văn phòng, dành nhiều thời gian nghiên cứu... là những đối tượng dễ mắc bệnh cận thị.
  • Sai lầm hay gặp ở người cận thị
    Sau khi đeo kính cận, Trung thấy luôn đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Nguyên nhân là do hai mắt anh có độ cận khác nhau, nhưng tròng kính lại cùng loại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY