Vì sao “đói đến mấy cũng đừng ăn đồ cúng mộ”? Hóa ra người xưa muốn gửi gắm một thông điệp ý nghĩa qua câu này.
Từ thời xưa, cổ nhân đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống hàng ngày. Chúng được gửi gắm một cách khéo léo thông qua nhiều câu nói nổi tiếng truyền từ đời này sang đời khác.
Cuộc sống hiện nay đã có nhiều thay đổi , nhưng vẫn có những kinh nghiệm của người xưa còn không ít giá trị.
Câu nói "Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác" là một minh chứng.
Người xưa thường tin rằng người đã khuất có thể nhận được lễ vật. Chính vì vậy, khi đi tảo mộ, chúng ta sẽ bắt gặp có một số đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo được đặt trước mộ của người đã khuất. Những lễ vật này đương nhiên có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại là muốn tỏ lòng thành kính.
Người xưa cho rằng không nên ăn trộm đồ cúng hay lễ vật ở trước mộ người khác. Ảnh minh họa
Do đó, theo quan niệm của người xưa, nếu ai đó ăn trộm lễ vật ở mộ của người khác thì đây là một hành vi bất kính, vi phạm đạo đức. Trong khi đó, với những người đi đường, cho dù đói đến đâu thì cũng không nên ăn đồ cúng ở các ngôi mộ bên đường vì có thể gây họa cho bản thân.
Hơn nữa, đối với các gia đình giàu có vào thời xưa, khi đi tảo mộ, ngoài đồ cúng, họ còn có thể mang theo một số lễ vật quý giá như tiền, lụa. Do đó, nếu người qua đường trộm những đồ vật này thì đây là hành vi vô đạo đức.
Đồ cúng hay lễ vật là để bày tỏ lòng thành kính của con cháu với người đã khuất. Ảnh minh họa
Vế đầu của câu trên là "Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ". Vế này muốn gửi gắm thông điệp rằng dù bạn có nghèo đói đến đâu thì cũng không nên ăn đồ cúng ở mộ của người khác. Bởi đây không chỉ là điều đáng hổ thẹn mà còn có thể mang đến những điềm xấu hay tai họa đến với bản thân và gia đình.
"Dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác" có nghĩa là gì?
Người xưa quan niệm rằng, nam nữ nếu không phải mối quan hệ vợ chồng thì nên tránh tiếp xúc thân mật. Ảnh minh họa
Sở dĩ người xưa nói rằng dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác là vì xuất phát từ những quy định hà khắc trong xã hội phong kiến thời xưa. Việc tiếp xúc giữa người với người cần phải chú ý tới những quy định và phép xã giao. Ngay cả bạn thân cũng không tiếp xúc cơ thể với nhau. Thay vào đó, những người bạn có thể cùng nhau uống trà, dùng bữa và trò chuyện với nhau.
Ngoài ra, người xưa thường nói "nam nữ thụ thụ bất thân", đại ý là nam nữ không nên trực tiếp đụng chạm vào thân thể của nhau. Nếu nam nữ tiếp xúc quá nhiều, rất dễ bị người khác đàm tiếu.
Phụ nữ thời xưa cũng không được tùy tiện ra ngoài hay trò chuyện với người lạ. Hơn nữa, nếu muốn gả vào một gia đình giàu, sự trong sạch của một người phụ nữ là điều được coi trọng. Bởi nếu người khác biết rằng một cô gái ngồi lên trên đùi của người đàn ông khác thì thanh danh sẽ bị tổn hại. Đồng thời cuộc sống của cô gái cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Đàn ông không nên ngồi lên đùi người khác là vì phép lịch sự. Còn đối với phụ nữ ngồi lên đùi của người đàn ông thì chắc chắn sẽ bị những người khác bàn tán và hiểu lầm về mối quan hệ giữa hai người.
Chính vì vậy, người xưa cho rằng "dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác". Nếu không phải là vợ chồng thì tốt nhất nên tránh ngồi lên đùi người khác, đặc biệt là người khác phái. Điều này nhằm tránh những hiểu lầm đáng tiếc, nhất là đối với chị em phụ nữ.
Có thể thấy rằng câu nói này của người xưa dường như vẫn còn rất nhiều giá trị trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: CNN/The Sun.
Theo Phụ nữ số
Link bài gốc Lấy link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nguoi-xua-co-cau-doi-den-may-cung-dung-an-do-cung-mo-ve-sau-cang-tham-thia-19323080623042594.htm
Theo Phụ nữ số