Cao Bằng-Người phụ nữ 23 tuổi, mang thai tuần 40, có dấu hiệu chuyển dạ, nhập viện trong tình trạng chóng mặt, huyết áp cao, mất thị lực.
Bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị biến chứng tiền sản giật, tính mạng hai mẹ con đang nguy kịch, mổ cấp cứu bắt con và sẵn sàng các biện pháp hồi sức tích cực sau mổ. Bé gái 3,7 kg chào đời khỏe mạnh, sản phụ được theo dõi tại Khoa Cấp cứu.
Tiền sản giật là bệnh lý sản khoa vô cùng nguy hiểm với mẹ và thai nhi, có thể khiến mẹ con t* vong nếu không được cấp cứu kịp thời. tiền sản giật thường gặp trong ba tháng cuối thai kỳ với ba dấu hiệu chính là phù, tăng huyết áp và protein niệu. cứ 100 người mang thai có 2-8 người mắc tiền sản giật. mỗi năm, thế giới ghi nhận hơn 10 triệu ca, 76.000 sản phụ t* vong do bệnh này và các rối loạn cao huyết áp có liên quan.
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng sản giật, sản phụ co giật, mất ý thức, hôn mê nguy hiểm đến tính mạng. sau sinh, tiền sản giật có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, tổn thương thận nặng, bệnh thận mạn tính...
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu tiền sản giật. tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng, phát hiện sớm từ tuần thai thứ 11, bằng cách khám sàng lọc qua ba bước gồm đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm. khám sàng lọc giúp giảm gần 70% trường hợp tiền sản giật nói chung và gần 90% ca tiền sản giật trước tuần thai thứ 32.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên thăm khám định kỳ nhằm loại trừ bệnh lý tiền sản giật. trường hợp phụ nữ mang thai, đặc biệt là người có bệnh thận, tiểu đường, tăng huyết áp, basedow, béo phì, cần quản lý thai nghén tại bệnh viện để phát hiện sớm và điều trị tiền sản giật trong ba tháng cuối thai kỳ. sản phụ khám thai thường xuyên không chỉ được siêu âm mà còn khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu khi, tư vấn về dinh dưỡng...
Minh Anh