Bỗng một ngày, thần y Biển Thước đã bị xóa tên khỏi sách giáo khoa lịch sử, những bài viết, áng thơ về ông đều không cánh mà bay. Vì sao vậy?
Thần yBiển Thước
Biển Thước là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử đất nước tỷ dân.
Tương truyền ông chính là người khai sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt tiền đề quan trọng cho Đông y. Do tiếng tăm và các điển tích thần kỳ, về sau Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được hậu thế xưng tụng là Tứ đại danh y của Trung Quốc cổ đại.
Ông còn có thể thực hiện các thao tác phẫu thuật và biết cách sử dụng thuốc để gây mê. Dựa trên các điều kiện y học và công nghệ lúc đó, các phương pháp điều trị như vậy đã là vô cùng tiên tiến. Đến cả Tư Mã Thiên cũng phải tôn sùng thầy lang này là thần y.
Chân dung thần y Biển Thước. Hình ảnh: Wikipedia
Vào thời đó, người đời thường truyền tụng câu chuyện ly kỳ về y thuật Biển Thước, đặc biệt là câu chuyện về cuộc phẫu thuật hoán đổi trái tim giữa Lỗ Công Hộ và Triệu Tề Anh. Sau đó cả hai người này đều khỏe mạnh và hết bệnh tật.
Với thế hệ trẻ đã từng ngồi trên ghế nhà trường ở Trung Quốc, chắc chắn ai cũng từng thuộc câu chuyện của Biển Thước trong sách giáo khoa lịch sử. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lịch sử y học của đất nước này.
Tuy nhiên, sau đó, Biển Thước đã bị xóa tên khỏi sách giáo khoa lịch sử, những bài viết, đoạn văn, bài thơ về ông đều "không cánh mà bay". Lúc ấy có rất nhiều người đặt ra câu hỏi và tò mò trước quyết định này của Bộ giáo dục Trung Quốc.
Câu trả lời có thể được tìm thấy trong một số cuốn sách cổ được khai quật ở 1 ngôi mộ tại tỉnh Tứ Xuyên.
Cuốn trúc thư trong ngôi mộ cổ
Vào năm 2013, một ngôi mộ có niên đại từ thời Xuân Thu Chiến quốc được phát hiện ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên trong quá trình xây dựng tàu điện ngầm. Trong lăng mộ này không có thứ gì giá trị, điều bất ngờ nhất làđội khảo cổ tìm thấy một số cuốn trúc thư trong lăng mộ, nội dung ghi trên đó là hồ sơ bệnh án của Biển Thước.
Sau khi xem xét kỹ, các chuyên gia xác định rằng đây là cuốn sách y học bị thất lạc từ lâu của Biển Thước.
Trong này có ghi chép quá trình ông chữa trị bệnh cho Thái Hoàn hầu và Tần Vũ vương. Sẽ không có gì là lạ ở đây cho đến khi mọi người phát hiện ra rằng Thái Hoàn hầu và Tần Vũ vương sống ở những thời đại khác nhau và cách nhau đến hơn 200 năm.
Những cuốn trúc thư thời Chiến quốc. Hình ảnh: Kknews
Tuổi thọ dài nhất của 1 người chỉ là 100 năm, mặc dù hiện nay không ít người có thể sống thọ hơn 100 tuổi.Nhưng với khoảng cách thời gian quá lớn như vậy, Biển Thước không thể sống đến hơn 200 tuổi để chữa bệnh cho hai người cùng một lúc.Không lẽ vị thần y này có thể điều chế ra loại thuốc trường sinh bất tử.
Vì vậy, đội khảo cổ cũng bắt đầu nghi ngờ thân phận của Biển Thước. Đương nhiên không thể loại trừ khả năng những cuốn trúc thư này là giả, có kẻ rắp tâm muốn làm nhiễu loạn thông tin lịch sử. Nhưng đến nay vẫn có 1 minh chứng khoa học đáng tin cậy nào về thân phận và sự tồn tại của vị thần y thần thông quảng đại.
Xét thấy các điểm kiến thức của sách giáo khoa lịch sử phải chặt chẽ và đúng sự thật, sau khi tổ chức 1 vài cuộc họp, cuối cùng bộ giáo dục đã đi đến kết luận là xóa biển thước khỏi sách giáo khoa và các sách khác.
Bức vẽ "Biển Thước tam huynh đệ". Hình ảnh: Sohu
Thậm chí các chuyên gia còn cho rằng cái tên Biển Thước thực chất là cái tên chung mà người ta gọi những bậc lang y cao tay thời bấy giờ chứ không phải 1 người cụ thể nào, giống như chúng ta gọi những người khám chữa bệnh là bác sĩ vậy. Đó có thể chỉ là một nhân vật hư cấu do người xưa dựng nên bởi suy cho cùng, truyền thuyết về Biển Thước vốn là của dân gian mà ra.
Đội khảo cổ cũng mong rằng trong tương lai có thể tìm thấy thêm các di vật lịch sử minh chứng rõ ràng hơn về sự tồn tại của vị thần y huyền bí này.
Theo Báo Tổ quốc
Link bài gốc Lấy link
https://ttvn.toquoc.vn/vi-than-y-tru-danh-bong-bi-gach-ten-khoi-sach-giao-khoa-khien-nguoi-dan-tq-hoang-mang-vi-mot-phat-hien-trong-lang-mo-8202189143338930.htm
Theo Báo Tổ quốc