Chị T. kể trên báo Dân trí, nếu cuộc sống không khốn khó thì chồng chị không phải nằm viện trong tình trạng thập tử nhất sinh như hiện tại.
Anh P.V.T. (38 tuổi, ngụ tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) bị rắn hổ mang chúa nặng 4,6kg, dài khoảng 2,5m, cắn nguy kịch hôm 19/8. Thời điểm bị rắn cắn vào đùi, anh vẫn cố chụp đầu rắn, cầm theo tới bệnh viện.
Kể trên báo Dân trí về lý do chồng mang rắn tới viện, chị Bùi Thị Ngọc T. (SN 1992, vợ anh T.) rơi nước mắt nói, cũng vì miếng cơm manh áo mà anh T. bị con rắn dữ cắn dẫn đến nguy kịch.
Theo lời chị, trước đây anh T. chưa từng hành nghề bắt rắn và cũng không có kinh nghiệm trong công việc đầy nguy hiểm này. Thế nhưng, vì hoàn cảnh khó khăn, anh vẫn gắn bó với công việc đặt bẫy bắt rắn để có tiền lo cho hai con nhỏ.
Sáng 19/8, anh và con trai thăm bẫy rắn. Con trai thấy có con rắn khủng ở chiếc bẫy thì nói: "Con rắn lớn dữ lắm ba ơi. Thấy con, nó phùng mang kêu phì phì trông rất sợ". Con trai kêu khóc ngăn cản, nói sợ, nhưng người cha vẫn bắt con rắn với suy nghĩ "bán được nhiều tiền lắm, bắt được nó, ba bán có tiền mới lo cho con và em được".
Vụ người đàn ông tới viện với con rắn hổ mang quấn trên tay: Chỗ rắn cắn có nhiều nọc độc dẫn đến viêm mô tế bào
Chị tâm sự, nếu cuộc sống không khốn khó thì chồng mình đã không phải nằm viện trong tình trạng thập tử nhất sinh như bây giờ.
"Biết con rắn này bán sẽ có giá, chồng tôi vẫn lao đến bắt. Không may, anh bị con rắn cắn trúng vào đùi. Bất chấp đau đớn, anh cố nắm chặt lấy đầu con rắn rồi nhờ người xung quanh lấy dây buộc đùi lại để chất độc không chạy vào người.
Sau đó, anh và các con ra đường bắt xe, xin một anh chạy xe ô tô đi ngang qua chở lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cấp cứu. Lúc trên xe và khi vào bệnh viện, anh vẫn nắm chặt đầu con rắn, mặc cho nó quấn chặt tay mình", báo Dân trí dẫn lời vợ bệnh nhân T.
Chị Ngọc T. chia sẻ trên báo Lao động, chồng chị mới bị T*i n*n không thể làm được việc nặng. Hiện tiền vay mượn chữa trị khi anh T. bị T*i n*n còn trả chưa hết. Hai vợ chồng chị đi làm mướn và đang cố gắng tích cóp để trả nợ và có tiền mua quần áo, sách vở cho 2 con vào năm học mới.
![Vợ rơi nước mắt kể lý do chồng vào viện cấp cứu với con rắn hổ mang chúa quấn chặt ở tay - Ảnh 2. Vợ rơi nước mắt kể lý do chồng vào viện cấp cứu với con rắn hổ mang chúa quấn chặt ở tay - Ảnh 2.]()
Ảnh: Tiền Phong
Chị Phan Thị Hồng, chị gái của anh T. chia sẻ trên VTC News, mới khoảng hai tháng trước, anh T. bị T*i n*n giao thông nghiêm trọng. Dù bác sĩ dặn dò phải nghỉ ngơi sau T*i n*n, nhưng vì cuộc sống khốn khó, vẫn bất đi tìm việc mà không màng tới sức khỏe.
Đem xác rắn hổ mang cắn người đàn ông ở Tây Ninh về chôn ở nơi bắt được
Do các vết thương chưa lành hẳn, sức khỏe yếu nên anh T. không được nơi nào nhận làm. Sau đó, được người mách việc bắt rắn nên anh đã làm.
"Nó cũng mới đi bắt được vài ngày thôi. Thấy bắt và bán có tiền liền, nó mừng lắm, vì sẽ có tiền nộp học cho tụi nhỏ. Hôm 19/8, thấy con rắn hổ mang chúa, biết là nguy hiểm, nhưng nó vẫn liều vì biết con rắn này bán được nhiều tiền.
Khi bị cắn rồi, nó vẫn không màng đến mạng sống, mà chỉ nghĩ đến việc giữ được con rắn để bán lấy tiền nộp học cho tụi nhỏ nên quyết không chịu buông. Khi cấp cứu xong tỉnh lại, nó vẫn hỏi con rắn đâu rồi", chị Hồng kể trên VTC News.
Theo lời chị gái bệnh nhân T., vợ anh T. cũng không có công việc ổn định, ai thuê gì làm nấy, khi phụ hồ, khi cuốc đất thuê. Khi em trai đi cấp cứu, gia đình đi vay nóng tiền để mang vào lo viện phí trước mắt. "Đến lúc này mới thấy được giá trị của mạng sống, giờ nó mới sợ nó ch*t thì không còn ai kiếm tiền nuôi con. Tiền viện phí là do chúng tôi vay nóng ở quê, mong sao nó qua cơn nguy kịch", VTC News dẫn lời chị Hồng.
![Vợ rơi nước mắt kể lý do chồng vào viện cấp cứu với con rắn hổ mang chúa quấn chặt ở tay - Ảnh 4. Vợ rơi nước mắt kể lý do chồng vào viện cấp cứu với con rắn hổ mang chúa quấn chặt ở tay - Ảnh 4.]()
Ảnh: báo Tây Ninh
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội thông tin trên Zing.vn, sau khi bị rắn cắn, nạn nhân cần được sơ cứu đúng cách để nọc độc từ vết thương xâm nhập vào cơ thể chậm và ít hơn. Sau đó, người thân nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Thời gian này, nạn nhân cần giữ bình tĩnh, bất động bằng nẹp, không cần garo vết thương. Nếu khó thở, nạn nhân cần được hô hấp nhân tạo, giữ nhịp tim.
Còn BSCKI Trương Phước Hữu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho hay, khi bị rắn độc cắn, nạn nhân không nên chích, rạch vết thương để hút máu vì nó không giúp loại bớt nọc độc. Ngoài ra, vết thương chỉ cần được băng ép, không nên buộc garo quá chặt.
(Tổng hợp)