MangYTe

Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

5 Bài Thuốc trị mất ngủ Y học cổ truyền

Các cụ ta có câu: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người nhưng cũng là căn bệnh thường gặp...
Mục lục
Các cụ ta có câu: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người nhưng cũng là căn bệnh thường gặp, nữ giới mắc nhiều hơn, nhất là tuổi tiền mãn kinh. Mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do áp lực công việc, do thay đổi đột ngột môi trường sống; thói quen uống chè, cà phê, hút Thuốc lá trước khi đi ngủ; do mắc các bệnh mạn tính hoặc các biểu hiện của rối loạn tâm thần, trầm cảm... Người bệnh khó vào giấc, ngủ không sâu, thời gian ngủ ít, dậy sớm và khó ngủ lại, ngủ hay mơ hoặc bóng đè, giật mình sợ hãi. Mất ngủ làm người bệnh mệt mỏi, bất an, không có tinh lực làm việc, phản ứng chậm chạp, đau đầu, trí nhớ giảm, không tập trung, lâu ngày dễ dẫn đến suy nhược thần kinh, trầm cảm, lại làm tình trạng mất ngủ càng nặng lên.

Theo cổ truyền">y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vi các chứng “bất đắc miên”, “bất đắc ngọa”, “bất mị”. Nguyên nhân do âm hư, huyết ứ, dinh vệ khí huyết bất hòa, âm dương thất điều, có liên quan đến các tạng tâm, tỳ, can, đởm, thận. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.

Mất ngủ do can uất hóa hỏa: do phiền não, buồn bực quá độ. Người bệnh dễ cáu gắt, giận dỗi, mắt đỏ, miệng đắng, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác. Dùng bài Long đởm tả can thang: long đởm thảo, hoàng cầm, trạch tả, đương quy, sinh địa mỗi vị 12g; sài hồ 10g; sơn chi, xa tiền tử, mộc thông mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Mất ngủ do đàm nhiệt nội nhiễu: thường do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống lạnh, béo, ngọt hay nghiện rượu, bia dẫn đến tràng vị bị nhiệt, đàm nhiệt thượng nhiễu gây mất ngủ. Người bệnh thấy nặng đầu, ngực đầy trướng, tâm phiền, hay thở dài, ợ chua, không muốn ăn, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác. Dùng bài Ôn đởm thang gia giảm: bán hạ, phục linh, trúc nhự, đại táo mỗi vị 12g; trần bì, chỉ thực mỗi vị 6g; cam thảo 4g; sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Mất ngủ do âm hư hỏa vượng: do cơ thể suy nhược, dục vọng buông thả quá độ dẫn đến di tinh làm cho thận âm hao tổn, tâm hỏa vượng lên. Người bệnh có biểu hiện tâm phiền, mất ngủ, ù tai, hay quên, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Dùng bài Thuốc Chu sa an thần hoàn: chu sa (thủy phi) 4g; hoàng liên 6g; đương quy, sinh địa, cam thảo mỗi vị 2g. Các vị tán bột làm viên, mỗi ngày uống 6g trước khi đi ngủ.

Mất ngủ do tâm tỳ lưỡng hư: thường gặp ở người cơ thể suy nhược lâu ngày, người già, sau mắc bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính kéo dài làm khí huyết bị hư tổn, biểu hiện ngủ hay mơ, dễ tỉnh, váng đầu, hoa mắt chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng, không nhuận, lưỡi đạm, ít rêu, mạch tế nhược. Dùng bài Quy tỳ thang gia giảm: đảng sâm, phục thần, toan táo nhân sao, hoàng kỳ, bạch truật, long nhãn, đương quy, mỗi vị 12g; viễn chí, mộc hương mỗi vị 6g; chích thảo 4g; sinh khương 3 lát; đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Mất ngủ do tâm đởm khí hư: do người bệnh đột ngột bị kinh sợ như đột ngột nghe thấy tin lạ, tiếng động to hoặc nhìn thấy vật lạ khủng khiếp, hay gặp phải T*i n*n nguy hiểm gần kề với cái ch*t. Người bệnh ngủ dễ tỉnh, mơ thấy ác mộng, hồi hộp trống ngực khi đột nhiên gặp sự việc kinh sợ, lưỡi đạm, mạch huyền tế. Dùng bài An thần định chí gia giảm: nhân sâm, thạch xương bồ, long xỉ mỗi vị 12g; phục thần 20g; phục linh 15g; viễn chí 10g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Điều trị chứng mất ngủ, cần phối hợp các phương pháp và có thói quen sinh hoạt, tập luyện, ăn uống hợp lý, trong đó yếu tố tinh thần rất quan trọng. Người bệnh nên thiết lập tính tự tin, không nên quá căng thẳng; thư giãn, vứt bỏ mọi ưu phiền, buồn bực trước khi lên giường ngủ; buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm khoảng 30 phút, lau khô và massage lòng bàn chân, có tác dụng an thần, thư giãn toàn thân giúp ngủ ngon. Phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, không nên gối đầu cao hoặc thấp quá, tư thế nằm thoải mái, không nằm sấp, những người có bệnh tim tốt nhất nên nằm nghiêng phải; khi ngủ đầu quay hướng Bắc, chân hướng Nam có thể tránh được ảnh hưởng của từ trường cũng khiến giấc ngủ được sâu hơn. Lưu ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin; thường xuyên tập thể dục, tập thái cực quyền, khí công... nâng cao chất lượng sống, điều tiết cuộc sống, sinh hoạt có quy luật đi ngủ, thức dậy đúng giờ, trước khi đi ngủ không ăn quá no, không uống rượu, trà, cà phê, hút Thuốc lá.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-5-bai-thuoc-tri-mat-ngu-y-hoc-co-truyen-15046.html)

Tin cùng nội dung

  • Chữa kém ăn, mất ngủ với cây sản đắng
    Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ với lục lạc ba lá
    Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ chữa đau lưng, mất ngủ
    Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Các phương Thuốc trị suy dinh dưỡng trẻ em
    Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Hưng phấn với 13 thảo mộc y học Ấn Độ cổ đại
    Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Bài Thuốc trị sỏi tiết niệu
    Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Xoa bóp trị chứng mất ngủ
    Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Ngày Tết, người bệnh mạn tính ăn uống thế nào cho tốt
    Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • 3 bài Thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt
    Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Điều trị ra mồ hôi trộm bằng y học cổ truyền
    Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.