MangYTe

Bài thuốc dân gian hôm nay

Đánh gió và cảm mạo

Kinh nghiệm về phương pháp không dùng Thu*c của nền y học dân tộc Việt Nam rất phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều trị không dùng Thu*c, trong đó có môn đánh gió để chữa cảm mạo.
Mục lục
Kinh nghiệm về phương pháp không dùng Thu*c của nền y học dân tộc Việt Nam rất phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều trị không dùng Thu*c, trong đó có môn đánh gió">đánh gió để chữa cảm mạo.

Các nguyên liệu thường dùng

Trứng gà, tóc rối, gừng, lá trầu không, dầu tây, nồi xông... là những kinh nghiệm sử dụng của cha ông ta lưu truyền lại đến nay và hiện nay người dân vẫn thường dùng.

Các cách đánh gió

Lấy đồng bạc hoa xòe nhét vào giữa quả trứng vừa luộc xong được bóc vỏ, bọc vào mảnh vải nhỏ xát dọc từ trên cột sống xuống ngang thắt lưng, làm như vậy khắp lưng, cứ xát từ trên xuống. Quả trứng gà luộc còn nóng có tác dụng hút tà khí, đánh gió xong lấy đồng bạc ra xem nếu thấy màu đen là cảm hàn, màu đỏ là cảm nắng.

Lấy một củ gừng bằng năm đầu ngón tay giã nhỏ cùng với nắm tóc rối bọc trong mảnh vải, khi đánh chấm với rượu trắng để đánh, cách đánh gió ở lưng như ở trên. Đánh xong nếu thấy đám tóc rối đó quyện chặt cứng với nhau là đúng bị cảm.

Lấy ba lá trầu không giã nhỏ bọc trong mảnh vải tẩm dầu tây đánh ở lưng như trên để đuổi tà khí ra ngoài.

Lấy dầu cù là bôi dọc cột sống, hai khối cơ lưng cạnh cột sống rồi lấy nắp hộp cù là phía cạnh trên của nắp vuốt từ trên xuống tới thắt lưng, vuốt đến khi nào ửng đỏ lên là được, cũng nhằm mục đích đuổi tà khí ra ngoài.

Dùng ngón tay cái với ngón trỏ véo tại chỗ, những chỗ thường được véo là điểm giữa hai đầu lông mày, bên cạnh hai bên yết hầu, sau gáy, vùng giữa hai bên bả vai, từ giữa xương ức ra hai bên khoảng 3cm, vừa véo vừa nhúng nước, véo cho đến khi nào chỗ đó đỏ tím lại là được nhằm đuổi tà khí, thông huyết tại chỗ.

Dùng gốc bàn tay đẩy cột sống từ trên xuống tới ngang thắt lưng, đẩy hai bên khối cơ lưng cạnh cột sống từ trên xuống.

Tác dụng của phương pháp đánh gió

Tất cả phương pháp trên đều có tác dụng kích thích, khi tác động trực tiếp vào đầu, cổ, gáy, lưng đều có tác dụng kích thích phần dương của cơ thể để thông lợi cũng như giải phóng tà khí ở phần dương.

Có tác dụng giải quyết các loại bệnh do tà khí gây đau nhức hoặc dương khí của bản thân cơ thể, không thông lợi (dương khí tức là khí hoạt động của phần dương, cụ thể ở đây là khí của kinh dương gồm cả đốc mạch). Còn đối với những trường hợp tà khí trúng vào phần âm thì đánh gió không có hiệu quả.

Kinh điển có nói “đấu thị chủ dương chi hội”, có nghĩa là chỗ gặp nhau của các kinh dương nên các thủ thuật làm ở trên cũng đều nhằm mục đích thông lợi dương khí.

Nếu là cảm phong hàn, khi đánh gió nên dùng nước gừng, nước tỏi, dầu cù là; nếu là cảm nhiệt thì chỉ nên dùng nước lã để đánh gió.

Ngoài việc dùng phương pháp đánh gió để chữa cảm mạo, nhân dân ta còn dùng nồi nước xông để giải cảm cho cả hai thể phong hàn và phong nhiệt. Nồi nước xông gồm:

- Chọn các lá có nhiều tinh dầu như: lá chanh, lá bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả có tính chất sát trùng.

- Các lá có tính chất kháng sinh như: tỏi, gừng, hành.

- Các lá có tính chất thanh nhiệt (hạ sốt) như: lá tre, lá duối.

Tổng cộng các lá trên khoảng 200 - 300g, đổ vào nồi 2 - 3 lít nước, đun sôi cho lá vào, đậy vung kín đun sôi thêm vài phút, trùm chăn kín, mặc quần đùi để da mặt tiếp xúc với hơi nước nhiều, thời gian khoảng 15 - 20 phút, sau đó lau khô, mặc ngay quần áo vào. Vì khi xông, do mất năng lượng, nên ăn một bát cháo hành tía tô với một lòng đỏ trứng gà để cung cấp thêm năng lượng và vừa ra mồ hôi làm hạ sốt, hơi nước có tinh dầu có tác dụng sát trùng rất tốt đối với đường hô hấp.

BS. TRẦN QUỐC BẢO

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-danh-gio-va-cam-mao-19731.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc hay từ củ gừng
    Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
  • Hoắc hương chủ trị bệnh tiêu hóa, cảm mạo
    Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây...
  • Chữa cảm mạo phong nhiệt với chàm lá to
    Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Những công dụng đặc biệt của củ gừng
    Mangyte-Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
  • Những lợi ích sức khỏe của gừng
    Chúng ta ai cũng đều có thể bị buồn nôn vào lúc này hay lúc khác. Những lúc đó mong muốn đầu tiên của bạn có lẽ là chạy ngay đến nhà Thu*c; tuy nhiên, gừng là phương Thu*c khá đơn giản và hiệu quả.
  • Bài Thuốc điều trị cảm mạo ở trẻ em
    Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Cảm mạo phong hàn có được dùng nhân sâm?
    Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Chữa ho do cảm mạo với dứa gai
    Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng với cây đại ngải
    Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Cảm mạo
    Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY