MangYTe

Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Điểm chung đặc biệt giữa các ca mắc COVID-19 vừa công bố ở Đà Nẵng

4 trong 5 bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng (trừ nhân viên y tế) vừa được công bố tối 28/7 đều có bệnh nền (tăng huyết áp, suy thận, phổi tắc nghẽn mãn tính), đặc biệt, có 2 bệnh nhân có tiền sử suy thận giai đoạn cuối, đang phải thở máy.
Mục lục

Trong số các ca mắc COVID-19 vừa được công bố, có những điểm chung đặc biệt khi mắc nhiều bệnh lý nền nguy hiểm.

Theo đó, 4 trong 5 bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng (trừ nhân viên y tế) vừa được công bố tối 28/7 đều có bệnh nền (tăng huyết áp, suy thận, phổi tắc nghẽn mãn tính), đặc biệt, có 2 bệnh nhân có tiền sử suy thận giai đoạn cuối, đang phải thở máy. Trước khi phát hiện mắc bệnh, đa số họ đều có biểu hiện triệu chứng.

Người thứ 1 phải thở máy là bệnh nhân 436, 66 tuổi, ở thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Trước đó, ngày 29/6, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, miệng nên đến khám tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Quảng Nam.

Sau khoảng 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Quảng Nam, bệnh nhân xuất hiện lại các triệu chứng của suy thận nên được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng vào ngày 6/7.

Ngày 27/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng.

Trong vòng 14 ngày qua, bệnh nhân chỉ ở nhà và đến điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Một trường hợp khác cũng phải thở máy là bệnh nhân 437, 61 tuổi. Theo lời khai của bệnh nhân/người nhân bệnh nhân, hiện người đàn ông này đang ở nhà với vợ, con trai và con dâu tại đường Nguyễn Công Hoan, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout đã điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài.

Ngày 22/7, bệnh nhân vào lại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng để chạy thận. Ngày 23/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt nhiều nên được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng trong ngày.

Ngày 27/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, chuyển đến khu cách ly tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng.

Trong vòng 14 ngày qua, bệnh nhân khai chỉ ở nhà và đến điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Trong hai người còn lại, một nam bệnh nhân 56 tuổi (số 438) ở đường Trần Cao Vân, Phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, có tiền sử bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và u ác niệu quản đã phẫu thuật cách đây 2 năm.

Ngày 10/6, bệnh nhân nhập viện tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng, sau đó chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, sau đó chuyển qua Khoa Nội tim mạch điều trị đến ngày 30/6 thì được xuất viện. Trong thời gian này gia đình bệnh nhân có thuê người chăm sóc.

Một ngày sau khi xuất viện, bệnh nhân mệt nhiều, sốt, ho đàm, khó thở nên đến tái khám tại Bệnh viện Đà Nẵng và được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - chống độc và điều trị đến nay. Thời gian này gia đình bệnh nhân có thuê người chăm sóc bệnh nhân (ở đường Quang Trung, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Nữ bệnh nhân còn lại là nữ, số 434, 71 tuổi, ở đường Lê Hữu Trác, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, có tiền sử bệnh cao huyết áp, hiện, bà chỉ thấy nhói ngực.

Trước đó, bệnh nhân khai từ ngày 20/7 đến 24/7 chủ yếu ở nhà không đi đâu xa. Hàng ngày, bệnh nhân đi tập thể dục ở khu vực khuôn viên gần nhà cùng một số hàng xóm xung quanh nhà; sau khi tập thể dục, bệnh nhân thường đi chợ An Hải Đông. Con dâu sống cùng là người thường xuyên bà tiếp xúc. Chị này (37 tuổi) có mở quán cắt tóc gội đầu.

Sáng ngày 25/7, bà đi Lễ tại chùa Pháp Hội (đường Nguyễn Văn Thoại - quận Sơn Trà - TP Đà Nẵng) có khoảng 30 người và 8 nhà sư tại chùa, sau đó về nhà nghỉ ngơi. Lúc này thì tình trạng sức khỏe bình thường, không có triệu chứng ho, sốt.

Đến chiều, bệnh nhân thấy mệt, bị ho, sốt, được cháu gái là cán bộ y tế tại Bệnh viện 199 đưa vào khám, cấp cứu tại Bệnh viện 199 - Bộ Công An (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Do bệnh nhân bên Bệnh viện 199 quá tải nên đến 21h00 cùng ngày bệnh nhân được Bệnh viện 199 chuyển qua Trung tâm Y tế quận Sơn Trà.

Ngày 27/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR cho thấy dương tính với SARS-CoV-2, sau đó, bệnh nhân được đưa vào khu cách ly tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà và sau đó được chuyển lên Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe hai ca mắc COVID-19 nặng phải thở máy ở Đà Nẵng

Ngày 29/7, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, BN 416 chạy ECMO sau 5 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng bệnh nhân này sẽ được cai ECMO trong những ngày tới.

Thu hồi Thu*c điều trị rối loạn tuyến giáp nhập khẩu vì không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc Thu*c viên nén Navacarzol 5mg (Carbimazole 5mg), SĐK: VN-17813-14, số lô 180513/2, NSX: 11/2018, HD: 10/2021 do Công ty Industria Farmaceutica Nova Argentia S.p.A (Italy) sản xuất, Công ty cố phần dược phẩm Thiên Thảo nhập khẩu.

Việt Nam có bao nhiêu phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm COVID-19?

Theo thống kê của Bộ Y tế, tới nay toàn quốc có 118 phòng xét nghiệm đủ năng lực, trong đó 66 phòng có đủ năng lực khẳng định ca mắc COVID-19.

Hai bệnh nhân mắc COVID-19 ở Đà Nẵng phải thở máy

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đến 9h ngày 27/7 7 thế giới ghi nhận hơn 16,5 triệu ca mắc, hơn 650 nghìn người Tu vong. Tại Việt Nam, còn 2 bệnh nhân phải thở máy, gần 12.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi sức khỏe.

Bệnh viện sẽ phải dừng hoạt động nếu không đủ an toàn để chống dịch COVID-19

Trước diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm của dịch COVID-19, đặc biệt tại TP Đà Nẵng, nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Ban chỉ đạo Quốc gia điện UBND các tỉnh, thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện ngay các việc sau:

47 ca mắc COVID-19 đang điều trị, gần 12.000 người cách ly y tế

Bản tin sáng 27/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, Việt Nam vẫn có 420 ca bệnh. Hiện có gần 12.000 người đang cách ly y tế chống dịch.

Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/diem-chung-dac-biet-giua-cac-ca-mac-covid19-vua-cong-bo-o-da-nang-1696017.tpo)

Chủ đề liên quan:

Covid 19 đà nẵng xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Ebola Triệu chứng Xét nghiệm và Chẩn đoán bệnh Ebola
    Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết
    Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy
    Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu
    Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu: Một số đặc điểm tổng quan
    Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể
    Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Các xét nghiệm máu phát hiện viêm
    Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
    Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận
    Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Xét nghiệm di truyền: Những điều cần biết
    Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY