Microsoft vừa đăng bài viết trên blog của mình tiết lộ sẽ tiếp tục thảo luận mua TikTok ở Mỹ sau cuộc trò chuyện với Tổng thống Donald Trump.
Nội dung bài viết như sau:
Sau cuộc trò chuyện giữa CEO Microsoft Satya Nadella và Tổng thống Donald Trump, Microsoft sẵn sàng tiếp tục đàm phán việc mua TikTok tại Mỹ.
Microsoft đánh giá cao tầm quan trọng từ việc giải quyết các mối lo ngại của Tổng thống Mỹ, cam kết việc mua TikTok phải trải qua quá trình xem xét bảo mật hoàn chỉnh và cung cấp lợi ích kinh tế phù hợp cho Mỹ, bao gồm cả Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.
Microsoft nhanh chóng theo đuổi các cuộc thảo luận với công ty mẹ của TikTok là ByteDance trong vài tuần tới và hoàn thành không muộn hơn ngày 15.9.2020 trong bất cứ trường hợp nào. Trong quá trình này, Microsoft mong muốn tiếp tục đối thoại với Chính phủ Hoa Kỳ, kể cả với Tổng thống.
Các cuộc thảo luận với ByteDance sẽ được xây dựng dựa trên thông báo của Microsoft và ByteDance gửi cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS). Hai công ty đã cung cấp đề xuất sơ bộ liên quan đến việc mua dịch vụ TikTok ở Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Qua đó, Microsoft sẽ sở hữu và vận hành TikTok tại các thị trường này. Microsoft có thể mời các nhà đầu tư Mỹ khác tham gia trên cơ sở thiểu số trong giao dịch này.
Cấu trúc mới sẽ dựa trên trải nghiệm mà người dùng TikTok đang yêu thích, đồng thời bổ sung các biện pháp bảo vệ an toàn, bảo mật và kỹ thuật số đẳng cấp thế giới. Mô hình hoạt động cho dịch vụ sẽ được xây dựng để đảm bảo tính minh bạch cho người dùng cũng như sự giám sát an ninh phù hợp của chính phủ các quốc gia này.
Trong số các biện pháp khác, Microsoft sẽ đảm bảo rằng tất cả dữ liệu riêng tư mà người dùng TikTok ở Mỹ được chuyển đến vẫn ở Mỹ. Trong trường hợp bất kỳ dữ liệu nào như vậy hiện được lưu trữ hoặc sao lưu ngoài Mỹ, Microsoft sẽ đảm bảo rằng chúng sẽ bị xóa khỏi các máy chủ ngoài quốc gia.
Microsoft đánh giá cao sự tham gia của Chính phủ Hoa Kỳ và Tổng thống Trump khi họ tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh mạnh mẽ cho đất nước.
Các cuộc thảo luận này đang ở gia đoạn sơ bộ và không thể đảm bảo rằng giao dịch liên quan sẽ được Microsoft thực hiện. Chúng tôi không có ý định cung cấp thêm thông tin cập nhật cho đến khi có kết quả cuối cùng cho các cuộc thảo luận của chúng tôi.
Như vậy, không riêng Mỹ mà Microsoft còn muốn mua bộ phận TikTok hoạt động ở Canada, Úc và New Zealand. Sau cuộc trò chuyện với CEO Microsoft, có khả năng Tổng thống Trump sẽ từ bỏ ý định cấm TikTok ở Mỹ như từng tuyên bố hôm 31.7.
Ngày 1.8, Reuters cho biết ByteDance (Trung Quốc) đã đồng ý bán hết cổ phần bộ phận TikTok hoạt động ở Mỹ trong nỗ lực cứu "đứa con" của mình. Theo thỏa thuận, Microsoft sẽ tiếp quản và bảo vệ dữ liệu của người dùng TikTok tại Mỹ.
Nhiều tháng qua, các quan chức chính quyền Tổng thống Trump như Ngoại trưởng Mike Pompeo bày tỏ lo ngại về mối quan hệ của TikTok với Trung Quốc và khả năng chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ cho chính phủ nước này. Dù vậy, TikTok đã phủ nhận điều đó, nói dữ liệu người dùng Mỹ hiện lưu trong máy chủ ở Mỹ và có bản sao lưu tại Singapore.
Tối 1.8, Tổng giám đốc TikTok ở Mỹ, bà Vanessa Pappas đăng video clip trên nền tảng của mình như lời phản hồi cho việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cấm ứng dụng chia sẻ video này.
Trong video clip, Vanessa Pappas cho biết “TikTok không có kế hoạch đi đâu cả” như muốn khẳng định không thay đổi kế hoạch hoạt động ở Mỹ dù phải đối mặt với nguy cơ bị cấm.
Vanessa Pappas bắt đầu bằng cách cảm ơn hàng triệu người dùng TikTok mỗi ngày, nêu bật một số đóng góp của TikTok ở Mỹ với 1.500 nhân viên hiện có, cam kết tạo ra 10.000 việc làm trong 3 năm tới, giới thiệu quỹ 1 tỉ USD hỗ trợ các nhà sáng tạo ở Mỹ, cho biết cố tạo ra ứng dụng an toàn nhất cho người dùng….
Vanessa Pappas kết thúc bằng lời khẳng định rằng TikTok sẽ ở Mỹ trong thời gian dài và kêu gọi cộng đồng ủng hộ họ.
Năm 2016, Microsoft từng mua mạng xã hội LinkedIn với giá 26 tỉ USD. Dù được thiết kế chủ yếu để kết nối nhân viên, nhà tuyển dụng tiềm năng và các thành viên định hướng chuyển sang nghề khác với nhau, LinkedIn là mạng xã hội thành công nhất của Microsoft đến nay. Đại gia công nghệ Mỹ từng thử nghiệm dịch vụ tìm mạng xã hội có tên So.cl vào năm 2012 nhưng đã đóng cửa nó vào ngày 15.3.2017.
Xem thêm: Mặc Tổng thống Trump đe dọa, TikTok tuyên bố 'không có kế hoạch đi đâu cả'
Không có luật cấm người Mỹ dùng ứng dụng, Tổng thống Trump diệt TikTok thế nào?
Sợ Facebook cướp nhân tài, TikTok tăng quỹ lên 2 tỉ USD cho nhà sáng tạo video
Những điều lo ngại về vắc xin COVID-19 đầu tiên dùng cho người của Nga
iPhone XS Max tắt ngúm khi chụp ảnh dưới nước 2 phút, khách bị đòi 15 triệu tiền sửa
CEO Facebook không biết khi nào nhân viên trở lại công ty, thất vọng với Mỹ vì COVID-19
Trung Quốc chỉ trích Anh vì cấm mạng 5G của Huawei, can thiệp vấn đề ở Hồng Kông
CEO TikTok: 'Facebook tấn công ác ý để chúng tôi bị cấm ở Mỹ, ra sản phẩm bắt chước'
Hãng cấm bay 100 người không đeo khẩu trang, cố vấn y tế Nhà Trắng gợi ý đeo thứ khác
Nhân Hoàng