Những chất gây nhiễm độc tai có thể tác dụng lên cả hệ thính giác và tiền đình. Những Thu*c gây nhiễm độc tai hay gặp nhất là salycylat, aminoglycosid, Thu*c lợi tiểu.
Bệnh ở ốc tai gây nên điếc tiếp nhận, thường không phục hồi được. Phần lớn bệnh ốc tai gây nghe kém tiếp nhận hai bên như nhau. Khi có nghe kém tiếp nhận một bên hoặc mất cân đối nên nghĩ tới bệnh ở sau ốc tai. Bệnh ở dây VIII và hệ thần kinh thính giác trung ương đã được nói tới ở phần nghe kém do thần kinh. Những thành công bước đầu trong việc điều trị điếc tiếp nhận là ngăn chặn bệnh nặng lên và cải thiện chức năng bằng máy tăng âm và phục hồi thính giác.
Giảm thính lực tuổi già
Điếc tuổi già tăng dần, nghe giảm chủ yếu ở tần số cao, cân đối hai bên và tăng dần theo tuổi. Rất khó để tách biệt các yếu tố sinh bệnh khác nhau (như chấn thương âm) có thể gây điếc tuổi già, nhưng di truyền đóng vai trò quan trọng. Phần lớn các bệnh nhân đều thấy mất sự phân biệt lời nói đặc biệt trong môi trường ồn ào. Khoảng 25% số người 65 - 75 tuổi và 50% số người trên 75 tuổi có khó khăn khi nghe.
Chấn thương âm là nguyên nhân hay gặp thứ hai (sau điếc tuổi già) của điếc tiếp nhận. Những âm thanh cao hơn 85 dB có nguy cơ làm tổn thương ốc tai đặc biệt khi phải tiếp xúc lâu dài. Điển hình thì sức nghe bắt đầu mất ở tần số cao (đặc biệt ở 4000 Hz) và quá trình này sẽ ảnh hưởng tới các tần số tiếng nói khi tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài. Trong những nguồn gây chấn thương âm thường gặp là máy công nghiệp, vũ khí, âm nhạc quá to. Trong những năm gần đây việc theo dõi tiếng ồn ở nơi làm việc của các cơ quan hình thành nên các chương trình dự phòng làm giảm tần suất bị điếc nghề nghiệp. Mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những người đã có nghe kém nên đeo nút tai khi tiếp xúc với tiếng ồn trung bình và những bao tai được chế tạo đặc biệt khi tiếp xúc với tiếng nổ như súng bắn.
Chấn thương thực thể
Chấn thương vùng đầu tác dụng lên tai trong giống như những chấn thương thính giác nặng. Giảm nghe có thể xuất hiện sau các đụng giập đơn thuần và nhất là sau chấn thương xương sọ.
Nhiệm độc tai
Những chất gây nhiễm độc tai có thể tác dụng lên cả hệ thính giác và tiền đình. Những Thu*c gây nhiễm độc tai hay gặp nhất là salycylat, aminoglycosid, Thu*c lợi tiểu, nhiều loại Thu*c chống ung thư, đáng chú ý là cisplatin. Ba nhóm sau có thể gây nên nghe kém không hồi phục thậm chí chỉ với liều điều trị. Khi dùng những loại Thu*c này, điều quan trọng là phải xác định được những bệnh nhân có nguy cơ cao như có nghe kém từ trước hoặc giảm chức năng thận. Những bệnh nhân dùng nhiều chất gây nhiễm độc tai cùng lúc có nguy cơ bị nhiễm độc hợp lực. Những phương pháp có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm độc tai là đo thính lực hàng loạt, phát hiện với dung dịch đỉnh, và thay thế nếu có thể được bằng Thu*c không độc tương ứng.
Điếc tiếp nhận đột ngột
Điếc đột ngột ở một tai có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở tuổi già. Điếc đột ngột hay gặp nhất là do tắc mạch đột ngột của động mạch tai trong hoặc nhiễm virus tai trong, vì tiên lượng có những bệnh nhân điếc không hồi phục, trong khi đó có những bệnh nhân lại hồi phục hoàn toàn. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng việc dùng corticosteroid đã làm tăng sự hồi phục. Thường dùng prednisolon 80 mg/24giờ sau đó giảm liều trong 10 ngày.
Các ngụyên nhân khác gậy điếc tiếp nhận
Có rất nhiều nguyên nhân ít gặp khác gây điếc tiếp nhận. Bệnh rối loạh chuyển hóa (đái tháo đường, suy tuyến giáp, tăng lipid máu, suy thận), bệnh nhiễm khuẩn (sởi, quai bị, giang mai), bệnh tự miễn (viêm khớp, luput ban đỏ), yếu tố lý học (điều trị tia xạ) và những hội chứng di truyền là những ví dụ chính. Việc xác định điếc tiếp nhận do chuyển hóa, nhiễm khuẩn, hoặc bệnh tự miễn đặc biệt quạn trọng, đôi khi bệnh có thể phục hồi bằng điều trị nội khoa. Hội chứng Meniere và viêm mê nhĩ sẽ được thảo luận ở phần rối loạn tiền đình.
Nguồn: Internet.