Vậy ở thời cổ đại, đã có chứng minh thư chưa? Nếu không, họ chứng minh danh tính của mình như thế nào?.
Trong xã hội hiện đại, thẻ chứng minh nhân dân hay căn cước công dân đã trở thành vật dụng thiết yếu bắt buộc trong cuộc sống hàng ngày. Nó ghi lại thông tin nhận dạng quan trọng của chúng ta cũng như cho phép chúng ta được hưởng những quyền lợi chính đáng.
Vậy ở thời cổ đại, đã có chứng minh thư chưa? Nếu không, họ chứng minh danh tính của mình như thế nào?
Ngay từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc của triều đại Tần, người dân đã sử dụng thẻ căn cước như hình ảnh bên dưới.
Ngay từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc của triều đại Tần, người dân đã sử dụng thẻ căn cước gỗ như hình trên.
Họ dùng những khúc tre đánh bóng thủ công để khắc tên, nghề nghiệp, có thêm con dấu của triều đình để chứng minh thân thế. Người dân luôn luôn giữ gìn và bảo quản đồ vật này rất cẩn thận.
Các triều đại nhà Hán và nhà Tùy sau này đều theo hệ thống triều Tần mà sử dụng “chứng minh thư”. Trong thời Lý Nguyên ở nhà Đường, ông đã cải cách hồ sơ cá nhân của mình và phát minh ra "biểu tượng cá". Điều đáng nói ở đây, “biểu tượng cá” là vật phẩm do triều đình ban cho các quan, chỉ có quan trong triều mới đủ tư cách sử dụng. Ở các vị trí khác nhau, biểu tượng làm bằng chất liệu khác nhau.
Đối với hoàng thân và quan chức cấp cao, biểu tượng cá làm bằng vàng; đối với quan chức cấp trung, biểu tượng cá làm bằng bạc; đối với quan chức dưới cấp thấp, món đồ này có chất liệu đồng thau hoặc gỗ. "Biểu tượng cá" cũng có khắc lỗ nhỏ để thuận tiện đeo lên người, mặt khắc tên quan, cấp bậc, chức quan theo đúng nguyên tắc.
Đến thời nhà Minh, nhằm phản ánh không khí mới của sự thay đổi triều đại, và cũng do “biểu tượng cá” quá nặng không thể mang theo, túi cá quá nhẹ và dễ thất lạc.. nên được đổi thành "biểu tượng rùa". Cũng giống như “biểu tượng cá”, "biểu tượng rùa" cũng được chia thành ba cấp độ (rùa vàng, rùa bạc và rùa đồng) để làm bằng chứng cho thân phận của mỗi người.
Theo CL&XH
Link bài gốc Lấy link
https://xahoi.congly.vn/nguoi-xua-khong-co-chung-minh-thu-con-nguoi-lam-cach-nao-de-chung-minh-danh-tinh-cua-minh-282020.html
Theo CL&XH