MangYTe – Sau 2 giờ, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã xử trí thành công cho cháu bé bị chó cắn gây tổn thương nặng ở đầu và mặt.
Trước đó, ngày 17/9, một bé trai được đưa vào bệnh viện nhi thanh hóa cấp cứu trong tình trạng vùng mặt và đầu bị chó cắn gây tổn thương rất nặng, chảy máu nhiều.
![Qua hàng xóm chơi, bé 24 tháng tuổi bị chó cắn vào đầu và mặt - Ảnh 1. Qua hàng xóm chơi, bé 24 tháng tuổi bị chó cắn vào đầu và mặt - Ảnh 1.]()
Cháu bé nhập viện với vết cắn vào đầu, mặt
Bệnh nhi là ng.kh.th. (24 tháng tuổi) ở xã đông vinh, tp thanh hóa sang nhà hàng xóm chơi đùa, không may bị chó cắn.
Bé vào Khoa Răng-Hàm-Mặt trong tình trạng vùng da đỉnh đầu rách, bong lóc lộ sọ, 3 vết cắn kích thước 3cm x 8cm, rách da, mất tổ chức vùng má thái dương phải kích thước 2cm x 9cm, lộ mạch máu, chảy máu đẫm gạc, rách da vùng cổ kích thước 2cm x 2cm.
Bệnh nhi nhanh chóng được khám và được hội chẩn mổ cấp cứu với chẩn đoán: đa vết thương hàm mặt do chó cắn, ca mổ kéo dài trong 2 giờ.
![Qua hàng xóm chơi, bé 24 tháng tuổi bị chó cắn vào đầu và mặt - Ảnh 2. Qua hàng xóm chơi, bé 24 tháng tuổi bị chó cắn vào đầu và mặt - Ảnh 2.]()
Sau 5 ngày điều trị, hiện tại bệnh nhi đã tỉnh, vết mổ đã khô, ăn uống được, chơi ngoan, chuẩn bị xuất viện.
Ông lê đăng khoa - giám đốc bệnh viện nhi thanh hóa khuyến cáo: "khi bị chó cắn cần xử lý vết thương kịp thời. nếu vết thương nhỏ, không chảy máu hay chảy máu ít nên rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước; vết thương lớn cần cầm máu, ép vết thương bằng gạc, vải sạch, hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Đặc biệt, cần theo dõi vết thương, biểu hiện của trẻ, theo dõi chó trong 15 ngày tiếp theo, không được đánh ch*t chó. Người dân tuyệt đối không được dùng Thu*c Nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.
Gia Hân