MangYTe

Tâm linh hôm nay

Vị tổ sư Thiền tông thứ hai, Tôn giả A Nan Đà

Theo ghi chép 28 vị Tổ sư Ấn Độ kế thừa nhau sau Phật Thích Ca để truyền bá Thiền tông và Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ 28 được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc sau nối tiếp truyền cho 5 người...
Mục lục

 > Đức Phật đoán bảy điềm mộng của tôn giả A Nan

Mặc dù là một đệ tử thông suốt giáo lý, tôn giả a nan đà chỉ là bậc hữu học cho đến ngày đức phật nhập diệt, tôn giả vẫn chưa đắc qủa thánh. sau khi đức thế tôn nhập đại niết bàn, tôn giả đại ca diếp là vị tổ thứ nhất kế  truyền  chính pháp  nhãn tạng do đức phật phó chúc.

Ngày bắt đầu kết tập, chỉ có năm trăm vị a la hán mới đủ tư cách kết tập, do đó tôn giả đại ca diếp cùng các vị thánh tăng vào động, còn các vị tỳ kheo chưa chứng quả thánh, các vua, quan, cư sĩ, nhân dân, đều phải ở ngoài. tôn giả a nan đà đã là thị giả của phật, biết nhiều, nhớ giỏi, nhưng vẫn chưa chứng qủa thánh nên cũng phải ở ngoài. một trở ngại lớn lao trong việc kết tập là mỗi vị thánh tăng chỉ được nghe một phần khi phật giảng, chứ không vị nào được nghe nhiều như tôn giả a nan đà, nên việc kết tập có thể thiếu sót.

Phải chăng Kinh Du già là bộ kinh đã cứu tôn giả A nan khỏi ngạ quỷ Diệm khẩu

Do đó, khi bắt đầu kết tập kinh điển, tôn giả đại ca diếp nói với các vị thánh tăng rằng: tôn giả a nan đà đã là thị giả của phật, ông có nhiều cơ hội gần phật, thường hằng  ngày được nghe giảng dạy. ông lại là người có trí tuệ rất sáng suốt, mặc dù ông chưa chứng quả thánh, nhưng hễ ông nghe chính pháp như mước rót vào đồ đựng, không chút nào dư lại, mà cũng không vương vãi ra ngoài, nếu việc kết tập có ông tham dự sẽ tránh được nhiều điều thiếu sót.

Đại hội  Thánh Tăng nghe Tôn giả  Đại Ca Diếp  nói thế, đều  im lặng làm thinh, tỏ dấu rằng cũng hợp ý cả, nhưng không biết làm sao để ra ngoài nguyên tắc “Chỉ có Thánh tăng mới đủ tư cách tham dự kết tập Kinh điển của Phật”.

Cũng vì sau khi năm trăm vi thánh tăng vào động rồi, thì cửa động được khóa lại. khi ấy tôn giả a nan đà ở bên ngoài cảm thấy tủi hổ cho  thân phận vì đã nương nhờ nơi đức phật  mà được đại chúng nể nang, cho dù có  trí nhớ  siêu phàm, mà chưa chứng qủa thánh, cũng không được tham dự  kết tập, thật là tủi nhục  vô cùng. bởi vì trong lúc phật còn tại thế không chịu tinh tấn tu hành, nên mới có ngày nay tủi nhục!

Cuộc đời Thánh tăng A Nan Ða sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn (I)

Nghĩ vậy, tôn giả không dằn lòng được sự hối thúc tu hành bèn đến gõ cửa động kêu cầu tôn giả đại ca diếp mà nói lớn lên rằng:  trong khi đức thế tôn  phó chúc và truyền cái áo cà sa kim lư cho tôn huynh đó, vậy đức thế tôn còn truyền pháp gì riêng cho tôn huynh nữa hay không?  tôn giả đại ca diếp nghe hỏi, liền cất tiếng nói lớn vọng ra:a nan! cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi! tôn giả a nan đà không hiểu tại sao tôn giả ca diếp nói thế với ý nghĩa gì, tại sao lại nói cây trụ cờ phướn đổ rồi, trong khi cây trụ cờ phướn không đổ.

Tôn giả a nan vô cùng thắc mắc, bèn hỏi lại: cây trụ cờ phướn đâu có đổ, tôn huynh nói như vậy có ý nghĩa gì? bên trong im lặng, không thấy tôn giả đại ca diếp trả lời, tôn giả a nan đà thắc mắc không hiểu tại sao tôn huynh nói cây trụ cờ phướn đổ? rồi tôn giả a nan đà thắc mắc ngày đêm, ăn không ngon, ngủ không yên. viêc thắc mắc mãi về lời nói ấy chính là đại nghi tình, đại thắc mắc của thiền tông mà tôn giả a nan không biết là mình đang tham thiền.

Diễn viên Mayank Arora trong vai A Nan trong phim 'Cuộc đời Đức Phật'

Sau bảy ngày vẫn còn thắc mắc mê man như thế, trong khi tôn giả đang nghiêng mình nằm xuống về phiá bên tay phải, thì đột nhiên tỏ ngộ (kiến tánh) và tâm tánh sáng suốt vô cùng. liền khi ấy, như trút được  gánh nặng  nghìn cân,  vui mừng, tôn giả vội vàng đến gõ cửa động xin mở cửa để vào báo  tin mừng.

Tôn giả đại ca diếp biết được nói vọng ra: nếu đã ngộ rồi thì tự vào, sao còn nhờ mở cửa? tôn giả a nan đà liền biến mình nhỏ lại chui qua khe cửa mà vào, rồi đảnh lễ thánh chúng; đại hội  thánh chúng  vui mừng  đón tiếp tôn giả a nan đà đã đại ngộ và liền cử tôn giả lên tòa cao ngồi trùng tuyên kinh giáo của phật! sau khi kết tập  bộ tăng nhất và toàn bộ đại tạng kinh xong, toàn thể thánh chúng  vui mừng  nhẹ nhõm vô cùng, tôn giả đại ca diếp liền truyền giao  chính pháp  cho tôn giả a nan làm tổ thứ hai.

Bấy giờ vô số Bồ Tát đến dự, có các Thiên Vương và Thiên chúng các cõi Phạm Thiên, Hóa Tự Tại, Tha Hóa Tự Tại, Đâu Suất, Diệm Ma, Đạo Lợi, Tứ Thiên Vương cùng tới.

Vô Ưu - Báo pháp luật

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/vi-to-su-thien-tong-thu-hai-ton-gia-a-nan-da-d40750.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngài A-Nan: Vị thị giả tận tụy của Đức Phật
    Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
  • Tôn giả Pháp Loa: Nhị tổ dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
    Thiền sư Pháp Loa ra đời với một phát tích kỳ đặc, kết duyên với Phật giáo Việt Nam, kế thừa, phát triển dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, nối nắm mạng mạch Thiền tông nước Việt, mở ra trang sử Phật sáng chói với một Giáo hội trang nghiêm và một nền văn hóa Phật giáo vươn lên đỉnh cao nhất thời bấy giờ.
  • Câu chuyện cảm hóa đạo tặc của tôn giả A Na Luật
    Sau khi thành đạo Đức Phật xuống núi, đi giáo hóa khắp nơi, Đức Phật cũng không quên trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp cho hàng vương tôn công tử, và đã khuyến hóa được nhiều thân thuộc xuất gia. Trong số 7 vương tử đi xuất gia có A Na Luật là bậc Thiên Nhãn Đệ Nhất.
  • Tôn giả Đại Ca Diếp: Thánh nhân có giới hạnh vô song
    Vị Sa-môn vô địch về pháp tu khắc khổ đầu đà trong Phật giáo là Thánh Tăng Ðại Ca Diếp. Ðại Sa-môn nầy là người duy nhất, trong hàng các cao đồ của Đức Phật, đã tuyệt đối giữ đúng giới luật.
  • Những câu chuyện hùng biện ly kỳ của tôn giả Ca Chiên Diên
    Được tôn xưng là đệ tử có tài năng hùng biện giỏi nhất trong số các đệ tử của Phật Thích Ca, cho tới tận ngày nay, những tín đồ cửa Phật vẫn truyền tụng cho nhau nghe về những cuộc tranh luận ly kỳ của tôn giả Ca Chiên Diên trong việc hoằng hóa Phật pháp của ông trên khắp mọi miền Ấn Độ.
  • Giải mã thần thông của tôn giả Mục Kiền Liên
    Tôn giả Mục Kiền Liên không những là vị thần thông đệ nhất, bản tính rất năng động mà còn là một vị hiếu đạo hơn hết. Một hôm nhớ mẹ, tôn giả vận dụng thần thông đi khắp mọi nơi để tìm mẹ.
  • Tôn giả Tu Bồ Đề: Giải không đệ nhất
    Khi Phật nói kinh Bát Nhã trong số 1.250 vị đại A La Hán nói chung, 10 đại đệ tử nói riêng, người thấu hiểu không trí hơn hết là Tu Bồ Đề, bậc Giải Không Đệ Nhất.
  • Tôn giả Phú Lâu Na: Thuyết pháp đệ nhất
    Hoằng pháp là một công tác vô cùng khó khăn, vì nó đòi hỏi người thực hiện công tác phải có đầy đủ cả hai yếu tố quan thiết, là “khế lý” và “khế cơ” và cả những đức tính đặc biệt khác nữa, cho nên Tôn giả Phú Lâu Na đã được tôn xưng là người có tài thuyết pháp đứng vào bậc nhất.
  • Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh
    Khi còn tại thế, trong 45 năm thuyết pháp, Đức Phật để lại 8 vạn 4 ngàn pháp môn, theo Phật hạnh nào cũng đáng kính nể, quý trọng. Trong số các Thánh chúng, Ma Ha Ca Diếp là người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh, nên được Phật và Thánh chúng tôn xưng là bậc “Đầu đà đệ nhất”.
  • Câu chuyện Phật gia: Đối mặt với sinh tử, con người mới nhận ra mọi thứ trên đời này đều là hư vô
    Câu chuyện Phật gia: Đối mặt với sinh tử, con người mới nhận ra mọi thứ trên đời này đều là hư vô
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY