Viêm tiểu phế quản ở trẻ là căn bệnh khá phổ biến ở các bé dưới 3 tháng tuổi do virus gây ra. Dấu hiệu đặc trưng là ho nhiều, thở khò khè. Cách điều trị
viêm tiểu phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp dễ mắc nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi. nguyên nhân gây bệnh là do virus respiratory syncytial. chúng tấn công vào trong các phế quản có kích thước nhỏ khiến trẻ bị ho nhiều, thở khò khè, khó thở hoặc nghiêm trọng hơn là bị ngưng thở. vì vậy các bậc phụ huynh có con nhỏ cần chủ động tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho con.
Bệnh viêm tiểu phế quản là gì?
Bệnh viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus xảy ra ở các phế quản nhỏ có kích thước dưới 2mm mà trong y học gọi là tiểu phế quản. đây là căn bệnh viêm đường hô hấp dưới dễ mắc, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 2 tuổi. trong đó trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng chiếm tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất.
Khi bị virus tấn công, các tiểu phế quản bị kích ứng và trở nên sưng viêm, phù nề và làm tăng tiết đàm nhầy trong đường thở. hiện tượng này khiến cho đường lưu thông không khí xuống phổi bị thu hẹp, nghiêm trọng hơn là bị tắc nghẽn hoàn toàn khiến bé bị thiếu oxy để thở.
Nếu được chăm sóc tốt, các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em thường kéo dài trong khoảng 1 tuần rồi thuyên giảm dần và khỏi hẳn sau khoảng 14 ngày. mặc dù vậy, thống kê cho thấy có khoảng 1/5 các ca bệnh kéo dài trong nhiều tuần liền do được phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm tiểu phế quản chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. lúc này do hệ thống miễn dịch và đường hô hấp của bé chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị lây nhiễm virus.
Khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công vào các tiểu phế quản nằm trong phổi. chúng khiến thực quản bị sưng, viêm và làm tăng tiết chất nhầy ở khu vực bị tổn thương. điều này có thể cản trở đường lưu thông của không khí vào phổi và ngược lại.
Trong hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy có sự xuất hiện của một loại virus hợp bào có tên respiratory syncytial ( RSV). Loại virus này có khả năng phát triển mạnh vào mùa đông và rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là cho các bé dưới 24 tháng tuổi. Ngoài ra, một số chủng virus khác cũng có thể gây viêm tiểu phế quản, chẳng hạn như virus cúm hay virus gây bệnh cảm lạnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ em chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những nhóm đối tượng dưới đây:
Trẻ sinh non dưới 36 tuần tuổi hoặc bé chào đời với cân nặng thấp hơn 2,5kg
Dấu hiệu viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có những triệu chứng chung như sau:
Sổ mũi, nước mũi chảy nhiều
Các cấp độ của bệnh viêm tiểu phế quản
Tại bệnh viện, các bác sĩ thường chia bệnh viêm tiểu phế quản thành 4 cấp độ gồm:
– Giai đoạn 1: Viêm tiểu phế quản nhẹ
Độ bão hòa oxy trong các mạch máu ngoại vi: SpO2 >95%*
– Giai đoạn 2: Viêm tiểu phế quản vừa
Nồng độ SpO2 dao động từ 92–95%*
– Giai đoạn 3: Viêm tiểu phế quản nặng
– Giai đoạn 4: Viêm tiểu phế quản rất nặng
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu con bạn có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tiểu phế quản, hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt . đặc biệt nếu các bé có những dấu hiệu nghiêm trọng sau, hãy đưa con tới bệnh viện ngay:
Bé thở khò khè, thở hơn 60 lần/phút, ngực rút lõm sâu mỗi khi thở
Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. bao gồm:
Bệnh viêm tiểu phế quản có lây không?
Như đã đề cập ở trên, virus respiratory syncytial gây bệnh viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan. chúng có thể truyền từ người bệnh sang những người khỏe mạnh không qua các con đường sau:
Tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh được bắn ra từ miệng khi họ ho, hắt hơi hay khạc nhổ hay nói chuyện.
Cách chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Sau bước thăm khám lâm sàng, nếu nghi ngờ trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật chẩn đoán dưới để khẳng định chắc chắn bệnh:
Chụp X-quang: Đây là xét nghiệm hình ảnh được chỉ định cho hầu hết các trường hợp. Thông qua hình ảnh ghi nhận được trên phim chụp X-quang, bác sĩ có thể quan sát được hết những tổn thương trong tiểu phế quản, trong phổi. Từ đó đánh giá được mức độ nhiễm trùng.
Xét nghiệm dịch nhầy trong mũi: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra sự hiện diện của virus gây bệnh viêm tiểu phế quản. Khi thực hiện, bác sĩ sử dụng một cái que nhẹ nhàng đưa vào mũi bé để lấy mẫu chất nhầy và đưa vào phòng thí nghiệm kiểm tra dưới kính hiển vi.- Xét nghiệm số lượng tế bào bạch cầu: Kiểm tra máu có thể giúp đánh giá được số lượng bạch cầu trong cơ thể trẻ. Số lượng bạch cầu tăng cao bất thường chứng tỏ hệ miễn dịch của bé đang hoạt động mạnh để chống lại vi khuẩn.
- Xét nghiệm khí máu động mạch: Cho phép bác sĩ đánh giá được chức năng hô hấp của trẻ thông qua mức sụt giảm nồng độ oxy trong máu.
- Chẩn đoán phân biệt: Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em có những dấu hiệu tương đồng với nhiều bệnh lý khác như hen phế quản, viêm phế quản phổi, ho gà hay chứng mềm sụn thanh quản thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi. Cần chuẩn đoán phân biệt giữa các bệnh này nhằm tránh sự nhầm lẫn khi điều trị.
Thông qua những xét nghiệm ở trên, bác sĩ sẽ xác định được trẻ có thật sự bị bệnh viêm tiểu phế quản hay không, mức độ bệnh và các biến chứng nếu có. từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mỗi trẻ.
Cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản sẽ được lựa chọn dựa trên mức độ bệnh của trẻ. bé có thể được điều trị tại nhà hoặc nhập viện để được bác sĩ theo dõi và chữa trị tích cực trong các trường hợp bị bệnh nghiêm trọng.
Nguyên tắc chung cần tuân thủ khi xây dựng phác đồ chữa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
Giải quyết các triệu chứng bé gặp phải
1. Cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quả thể nhẹ
Trường hợp này, bé sẽ được chăm sóc và chữa trị tại nhà. Các phương pháp được thực hiện bao gồm:
Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, cam, quýt… để nâng cao sức đề kháng của trẻ. Ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và ngăn ngừa nôn ói sau khi ăn.
2. Chữa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em thể trung bình
Đối với những trẻ bị viêm tiểu phế quản thể vừa, bé có thể được điều trị tại nhà hoặc nhập viện nếu có biểu hiện ăn uống kém hoặc suy hô hấp. cụ thể, các giải pháp chữa trị bệnh trong giai đoạn này bao gồm:
Thở oxy nếu SpO2 >92%: Áp dụng cho bệnh nhi dưới 2 tháng tuổi có biểu hiện thở khó, phải gắng sức khi thở.
Sử dụng nước muối ưu trương 3% cho những bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản lần đầu và không đáp ứng được với Salbutamol.
3. Trị viêm tiểu phế quản thể nặng ở trẻ em
Trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng ( đặc biệt là các bé dưới 3 tháng tuổi), có các dấu hiệu nguy hiểm như bỏ bú, tím tái, ngủ li bì, co rút lồng ngực mạnh khi thở, mất nước thì cần được nhập viện điều trị ngay và theo dõi tại phòng cấp cứu. bác sĩ có thể lựa chọn những giải pháp dưới đây để chữa trị cho bé:
4. Cách chữa viêm tiểu phế quản cho trẻ thể rất nặng
Trường hợp này trẻ cũng cần được điều trị tích cực tại bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ kiểm tra thường xuyên nhịp thở, mạch đập và độ bão hòa oxy trong các mạch máu ngoại vi của bé.
Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm tiểu phế quản
Việc chăm sóc đúng cách có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản cho bé. cha mẹ cần lưu ý:
Cân bằng độ ẩm không khó trong phòng của bé bằng cách sử dụng máy phun sương để đường thở bớt khô và tiết dịch. Cần chú ý sử dụng nước tinh khiết và vệ sinh máy thường xuyên để tránh nấm mốc, vi khuẩn phát triển khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn.
Tham khảo thêm: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị