Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
viêm thanh khí phế quản
(Croup)
là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Nó có thể tạo ra sự lo sợ cho cả cha mẹ lẫn những đứa trẻ. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh này bao gồm: phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí.
Croup là gì?
Là một tình trạng gây ra phù nề của thanh quản và khí quản, dẫn đến đường dẫn khí dưới dây thanh âm (vùng hạ thanh môn) trở nên hẹp và tiếng thở ồn ào và khó thở. Đây là tình trạng thường gặp vì là một bệnh lây nhiễm.
Độ tuổi dễ mắc bệnh: từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi. Ở những trẻ lớn tuổi hơn thì ít mắc bệnh này vì khí quản lớn hơn và sự phù nề cũng ít gây hẹp đường thở. Bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng thường gặp vào những tháng mùa thu và đông.
Phân loại
-
viêm thanh khí phế quản do vi-rút
: Đây là dạng thường gặp nhất. Bệnh khởi đầu chỉ giống như bị cảm lạnh, nhưng sau đó từ từ xuất hiện triệu chứng ho khàn tiếng. Giọng nói của con bạn sẽ trở nên khàn và tiếng thở ồn ào hơn. Mỗi khi trẻ thở, âm thở thô ráp được gọi là thở rít. Hầu hết trẻ mắc bệnh thanh khí phế quản do vi-rút có sốt nhẹ, nhưng vẫn có một số trường hợp sốt lên đến 40oC
-
viêm thanh khí phế quản co thắt
: Nguyên nhân nhóm này có thể bị gây ra bởi dị ứng hoặc trào ngược từ dạ dày. Triệu chứng xảy ra đột ngột và thường vào giữa đêm. Con bạn có thể đi ngủ bình thường và thức dậy một vài giờ sau đó với triệu chứng thở hổn hển. Bé có thể bị khàn giọng và thở rít thì hít vào. Bé cũng có thể có triệu chứng ho khàn tiếng. Hầu hết trẻ em
viêm thanh khí phế quản co thắt không có biểu hiện sốt. Đây là bệnh có khả năng tái phát. Bệnh này tương tự như hen và thường đáp ứng với Thu*c điều trị dị ứng hay trào ngược.
Thở rít
là triệu chứng thường gặp trong
viêm thanh khí phế quản mức độ nhẹ, đặc biệt khi trẻ khóc hoặc vận động. Nhưng nếu bé thở rít khi đang nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu nặng của bệnh. Khi trẻ thở gắng sức, bé có thể ngừng ăn hoặc uống. Trẻ có thể không ho vì quá mệt và bạn có thể nghe nhiều tiếng rít hơn mỗi khi thở
Sự nguy hiểm của bệnh
viêm thanh khí phế quản kết hợp với triệu chứng rít là khi đường dẫn khí phù nề quá nhiều làm cho trẻ không thở được. Trong hầu hết các trường hợp nặng, con bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy vào máu. Nếu trường hợp này xảy ra, bé cần phải đi đến bệnh viện. Tuy nhiên, những ca nghiêm trọng như vậy thì xảy ra không thường xuyên.
Điều trị tại nhà
Nếu con bạn thức giấc vào giữa đêm vì bệnh
viêm thanh khí phế quản, hãy đưa bé vào trong phòng tắm. Đóng cửa lại và vặn vòi sen với nhiệt độ nóng nhất để làm cho phòng tắm được phủ đầy hơi nước. Ngồi trong phòng tắm hơi với con của bạn. Trong vòng 15 đến 20 phút, không khí nóng ẩm sẽ giúp cho việc thở của con bạn. Ho khàn tiếng thì có thể mất nhiều thời gian hơn để cải thiện.
Đôi khi những đợt khác của bệnh sẽ xảy ra vào cùng một đêm hoặc đêm tiếp theo. Nếu việc đó xảy ra, hãy lặp lại cách điều trị bằng phòng tắm hơi. Hơi nước thường xuyên có tác dụng với hầu hết trường hợp. Nếu bé không cải thiện, hãy đưa trẻ ra khỏi nhà trong một vài phút. Hít vào không khí ban đêm mát, ẩm có thể giúp thông đường dẫn khí, từ đó bé có thể thở dễ dàng hơn.
Khi nào nên điện thoại cho bác sĩ
Nếu bạn lo lắng rằng bệnh của bé không cải thiện, hãy điện thoại cho bác sĩ nhi khoa, phòng cấp cứu bệnh viện quận hay 115 ngay cả khi lúc đó là giữa đêm. Cân nhắc việc gọi điện nếu con bạn có các triệu chứng sau:
Tạo ra những âm thở cao ngày càng lớn mỗi khi thở
-
-
-
-
-
Điều trị với Thu*c
Nếu con bạn mắc bệnh
viêm thanh khí phế quản do vi – rút và việc thở không cải thiện sau điều trị bằng hơi nước, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ ở phòng cấp cứu có thể cho con bạn điều trị với epinephrine (adrenaline) để làm giảm phù nề đường dẫn khí. Họ cũng có thể kê đơn một Thu*c steroid để làm giảm triệu chứng này. Steroid có thể sử dụng bằng đường hít, đường uống hay là tiêm tĩnh mạch. Điều trị với một vài liều steroid nên không gây hại. Trường hợp
viêm thanh khí phế quản co thắt, bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu các Thu*c dị ứng hoặc điều trị trào ngược để hỗ trợ cho sự thở của con bạn.
Kháng sinh thường không giúp ích trong việc điều trị bệnh này vì hầu hết nguyên nhân gây bệnh thường là vi – rút hoặc do dị ứng hoặc trào ngược. Si – rô ho thì không có ích và có thể gây hại.
Những bệnh nhiễm trùng khác
Những nguyên nhân khác của triệu chứng rít và các vấn đề nghiêm trọng của việc thở là do bệnh viêm nắp thanh môn cấp. Đây là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, thường được gây ra bởi vi khuẩn, với những triệu chứng có thể tương tự bệnh
viêm thanh khí phế quản. May mắn thay, hiện nay căn bệnh này không phổ biến nhờ có vắc – xin Haemophilus influenza type b (Hib). Hiếm khi thấy bệnh viêm nắp thanh môn cấp được gây ra bởi những vi khuẩn khác.
Bệnh viêm nắp thanh môn cấp thường xảy ra ở những trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi và khởi bệnh đột ngột với sốt cao. Con bạn có thể có vẻ rất mệt mỏi. Bé có thể có giọng nói nghẹt và có xu hướng ngồi thẳng đứng với cổ duỗi thẳng và mặt nghiêng hướng lên trên, trong tư thế “ ngửa cổ” để có thể thở dễ dàng hơn. Trẻ cũng có thể chảy nước dãi bởi vì bé không thể nuốt nước bọt trong miệng. Nếu không điều trị, căn bệnh này sẽ nhanh chóng dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn đường dẫn khí của bé .
Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn mắc bệnh viêm nắp thanh môn cấp, bé cần phải được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Trẻ sẽ được cho kháng sinh và cũng có thể cần phải sử dụng một ống thở được đưa vào đường dẫn khí giúp bé thở khi con bạn thật sự mắc bệnh này. Gọi điện thoại cho bác sĩ nhi khoa ngay nếu bạn nghĩ con của mình có thể mắc bệnh viêm nắp thanh môn.
Để phòng ngừa căn bệnh này, con bạn nên được tiêm vắc – xin Hib mũi đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi. Vắc – xin này cũng sẽ phòng ngừa được bệnh viêm màng não. Kể từ khi có sự xuất hiện của vắc – xin Hib, số lượng ca mắc bệnh viêm nắp thanh môn cấp và viêm màng nào đã giảm đáng kể.
Khi bệnh
viêm thanh khí phế quản kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, nó có thể là một dấu hiệu rằng con bạn có bị hẹp đường dẫn khí nhưng không liên quan đến một bệnh nhiễm trùng. Đó có thể là một vấn đề tồn tại từ khi con bạn được sinh ra hoặc nó được phát triển sau này. Nếu con bạn mắc phải bệnh
viêm thanh khí phế quản tái phát hoặc dai dẳng, bác sĩ sẽ chuyển con bạn đến một bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tốt hơn
Bệnh
viêm thanh khí phế quản là một bệnh khá phổ biến trong suốt quá trình thời thơ ấu. Mặc dù hầu dết các trường hợp đều nhẹ, nhưng căn bệnh này vẫn có thể trở nên nghiêm trọng và cản trở quá trình thở bình thường của bé. Liên hệ với bác sĩ nếu bệnh
viêm thanh khí phế quản của con bạn không cải thiện hoặc bạn có những lo lắng nào khác. Họ đánh giá lại tình trạng của bé và có phương pháp điều trị đúng đắn.