Trong số 20,8 triệu bệnh nhân tăng huyết áp tại Việt Nam, có tới 17,1 triệu người (chiếm hơn 82%) chưa đươc kiểm soát huyết áp đầy đủ.
Sáng 17/5, nhân kỷ niệm20 năm Chương trình sinh hoạt y khoa Việt Pháp được thực hiện tại Việt Nam vàNgày Phòng chống tăng huyết áp thế giới, Hội Tim mạch Việt Nam phối hợp với ViệnNghiên cứu dược phẩm Servier Việt Nam đã giới thiệu dự án y tế cộng đồng “Tănghuyết áp - Sống khỏe ngay từ ngày đầu tiên”.
Dự án là kết quả của hoạtđộng hợp tác giữa Hội Tim mạch Việt Nam và Servier Việt Nam trong các nỗ lực nhằmnâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp. Dự án được hỗ trợ bởi BộY tế Việt Nam, Hội Tăng huyết áp Pháp (SFHTA), Ủy ban Phòng chống Tăng huyết ápPháp (CFLHTA) và Đại sứ quán nước Cộng hoà Pháp tại Hà Nội.
Thực tế cho thấy hiệncác căn bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, tiểu đường đã vượt qua cáccăn bệnh truyền nhiễm và là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu thế giới. Bệnh timmạch đang là nguyên nhân dẫn đến con số 17 triệu người ch*t mỗi năm, chiếm gần1/3 tổng số các ca Tu vong trên toàn cầu. Trong số này, có 9,4 triệu ca Tu vonglà do biến chứng của tăng huyết áp. Tăng huyết áp đang chiếm ít nhất 45% các caTu vong do bệnh tim mạch và 51% các ca Tu vong do đột quỵ.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Tại Việt Nam, tăng huyếtáp đang ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng. Theo số liệumới nhất từ chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia thì tỷ lệ các ca mắcbệnh trên 25 tuổi chiếm 47,3%, con số này tương đương xấp xỉ 20,8 triệu bệnhnhân. Khả năng mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới với tỷ lệ tương ứng là 56,4%và 42,6%.
Cũng theo số liệu từbáo cáo trên, trong số 20,8 triệu bệnh nhân tăng huyết áp tại Việt Nam, chỉ có17,7% (tương đương với 3,7 triệu người) kiểm soát được huyết áp của mình (duytrì được huyết áp ở mức <140/90 mmHg). Điều đó cho thấy 17,1 triệu bệnh nhâncòn lại (chiếm hơn 82%) chưa đươc kiểm soát huyết áp đầy đủ (trong đó có khoảng8,1 triệu người không biết mình có bệnh, 0,9 triệu người biết mình có bệnhnhưng không điều trị và 8,1 triệu người điều trị nhưng huyết áp không được kiểmsoát đầy đủ).
Việc điều trị các biếnchứng của tăng huyết áp yêu cầu nhiều thủ thuật can thiệp phức tạp như phẫu thuậttim bắc cầu, phẫu thuật động mạch cảnh và lọc máu… sẽ rất tốnkém. Chi phí điều trị do nhậpviện vì biến chứng của tăng huyết áp lớn hơn từ 2-5 lần so với việc điều trịtăng huyết áp trong cộng đồng (theo số liệu từ Nguyen et al. BMC Health Services Research 2014).
Tăng huyết áp kéo dàì dẫn đến biến chứng tim mạch nguy hiểm. Chính vì vậy, dự án “Tăng huyết áp - Sốngkhỏe ngay từ ngày đầu tiên” đặt mục tiêu làm thế nào để các bác sĩ có được nhữngsự thuyết phục tốt hơn đối với các bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân mới được chẩnđoán tăng huyết áp, giúp họ thay đổi những thói quen xấu trong cuộc sống thườngngày và tuân thủ điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Dự án gồm 3 hoạt độngchính: Hội nghị chuyên gia với sự tham gia của các chuyên gia tim mạch hàng đầuViệt Nam và Pháp; Chia sẻ phương pháp tư vấn cho bệnh nhân (phương pháp nàyđang được sử dụng ở các nước phát triển) - giúp các bác sĩ Việt Nam có những hướngtiếp cận hiệu quả hơn với các bệnh nhân tăng huyết áp, giúp họ thay đổi nhận thứccũng như thái độ đúng với căn bệnh này; ra mắt webtise giáo dục phi thương mạivề Tăng huyết áp:ngaydautien.vn.
Thế nào là tăng huyết áp?
Tăng huyết áp, còn được gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà trong đó các mạch máu liên tục tăng áp lực. Tăng huyết áp được coi là “kẻ Gi*t người thầm lặng” bởi nó hiếm khi gây ra các triệu chứng khiến nhiều người không hề nhận thấy họ đang mắc phải.
Khi những áp lực trong mạch máu cao hơn thì trái tim càng gặp khó khăn hơn trong việc phải làm việc để bơm máu. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến một cơn đau tim và cuối cùng là suy tim. Áp suất trong mạch máu cũng có thể gây ra chảy máu vào trong não. Điều này có thể gây ra một cơn đột quỵ. Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến suy thận, mù lòa, vỡ mạch máu và suy giảm nhận thức.
Một khi việc chẩn đoán tăng huyết áp đã được khẳng định, người bệnh cần ý thức được việc thay đổi các thói quen lối sống không tốt và kiểm soát tốt huyết áp ngay từ giai đoạn đầu với sự hỗ trợ của bác sĩ. Mục tiêu của điều trị tăng huyết áp là để kéo dài tuổi thọ và tránh biến chứng đối với các cơ quan quan trọng như tim, não, thận và mắt.
AloBacsi.com