Nếu ai đã tìm hiểu về xu hướng anti vắc-xin hẳn sẽ biết một trong những lý do mà cộng đồng này đưa ra và lan truyền là tiêm vắc-xin MMR (sởi, quai bị, Rubella) trẻ sẽ dễ mắc bệnh tự kỷ.
Đằng sau câu chuyện này, lời đồn về do vắc-xin là một ví dụ sống động của gian lận khoa học. Suốt hơn 20 năm, khoa học thế giới đã đưa ra bao chứng cứ và lời giải thích đó không phải là sự thật, nhưng cộng đồng anti vắc-xin vẫn vin vào cớ đó để tẩy chay vắc-xin.
Ngày 28/2/2019 đánh dấu đúng 21 năm ra đời của một bài báo gây rúng động đăng trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet, trong đó Andrew Wakefield, cựu bác sĩ người Anh, đã liên hệ sai lầm vắc-xin MMR với bệnh tự kỷ. Mặc dù nghiên cứu chỉ thực hiện ở 12 trẻ, nhưng lại nhận được rất nhiều chú ý từ công chúng. Đồng thời, số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc tăng nhanh chóng. Những phát hiện của bài báo đã thúc giục các bác sĩ khác tiến hành nghiên cứu riêng của họ về mối liên quan giữa vắc-xin MMR và chứng tự kỷ. Có ít nhất 10 nghiên cứu tiếp theo, tất cả đều không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy vắc-xin MMR gây ra chứng tự kỷ.
Đưa trẻ 9 tháng tuổi đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Ảnh: TM
Tỷ lệ tiêm chủng MMR giảm sút sau bài báo của Wakefield đã được đẩy nhanh bởi các phương tiện truyền thông của Anh ủng hộ Wakefield, bất chấp những bằng chứng ngày càng mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của vị bác sĩ này. Ngược lại, sự hồi phục sau tác động có hại của Wakefield được xúc tác bởi các thông tin báo chí điều tra năm 2004 vạch trần những gian lận của Wakefield và mâu thuẫn lợi ích. Năm 2011, The Lancet đã gỡ bài báo về nghiên cứu sau khi một cuộc điều tra phát hiện ra rằng Wakefield đã thay đổi hoặc trình bày sai thông tin về 12 trẻ là cơ sở cho kết luận nghiên cứu của ông. BS. Wakefield cũng đã bị rút bằng hành nghề vì sự lừa dối của mình, nhưng không bị kỷ luật bởi các cơ quan y tế của Anh, bất chấp những quan ngại nghiêm trọng do các chuyên gia đưa ra vào thời điểm xuất bản và việc vạch trần những gian lận khoa học của Wakefield và sự rút lui của các đồng tác giả năm 2004.
Điều đáng ngạc nhiên là câu chuyện hoang đường về mắc chứng tự kỷ do vắc-xin MMR vẫn tồn tại. Nó đã được quảng bá rộng rãi bởi truyền thông Anh trong những năm đầu, sau đó là bởi sự chứng thực của những người nổi tiếng và bởi các mạng xã hội trên toàn thế giới. Phải mất gần 2 thập kỷ để tỷ lệ tiêm chủng ở Anh hồi phục. Sau vụ việc, các gia đình Anh đã phải chứng kiến hơn 12.000 trường hợp mắc bệnh sởi, hàng trăm trường hợp nhập viện - nhiều trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng và ít nhất là 3 trường hợp Tu vong.
Lời đồn về chứng tự kỷ do vắc-xin cũng đã thúc đẩy một số lượng đáng báo động các “công dân thiên niên kỷ” ở Mỹ - thế hệ lớn lên trong thời đại thông tin sai lệch của Wakefield - không tiêm phòng con cái của họ. Việc từ chối tiêm vắc-xin không chỉ diễn ra với bệnh sởi; bệnh cúm đã giết ch*t từ 100-300 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm và đến 85% số trẻ em đó chưa từng được chủng ngừa trước khi ch*t. Các trường hợp mắc bệnh sởi ở châu Âu đã tăng gấp 4 lần và 35 ca Tu vong do bệnh sởi vào năm 2017 phần lớn là do những người không tiêm chủng - cũng phản ánh cơn hoảng sợ về tự kỷ do vắc-xin của Wakefield dẫn đến từ chối vắc-xin, đã đưa tới những ca bệnh sởi ch*t người như thế nào. Nước Mỹ đã tuyên bố thanh toán bệnh sởi vào năm 2000. Tuy nhiên sau đó, bệnh sởi lại trỗi dậy, với hơn 2.216 trường hợp được báo cáo. Sự cuồng tín chống vắc-xin của Wakefield đã góp phần vào vụ dịch năm 2015 tại Disneyland ở California, khiến hơn 130 người nhiễm bệnh và nhiều ổ dịch sởi năm 2017 ở Minnesota, nơi thông điệp của ông đã thuyết phục nhiều bậc cha mẹ không cho con đi tiêm phòng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, ít nhất 206 trường hợp mắc bệnh sởi ở Mỹ đã được ghi nhận vào đầu năm 2019, sau khi 372 trường hợp được ghi nhận vào năm 2018.
Còn theo tính toán của UNICEF từ dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, các ca mắc sởi đã tăng 48,4% trong khoảng thời gian từ năm 2017-2018. 10 quốc gia, bao gồm Brazil, Philippines và Pháp... chiếm gần 3/4 tổng số ca mắc sởi trong năm 2018. WHO đã coi sự do dự tiêm vắc-xin - sự miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin mặc dù có sẵn vắc-xin - là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu năm 2019.
Quá nhiều hiểm họa đối với bản thân và trẻ em nếu không rút ra bài học từ sai lầm “vắc-xin gây bệnh tự kỷ” để tránh những hậu quả lâu dài nguy hiểm khi khoa học giả mạo lại có sức lôi cuốn và đe dọa sức khỏe và cuộc sống của mọi người.
Nguyễn Thu
(Theo Guardian)