MangYTe

Ẩm thực hôm nay

Bất ngờ với 5 món ăn Giáng sinh kỳ lạ nhất trên thế giới

(MangYTe) - Những món ăn Giáng sinh truyền thống của các quốc gia dưới đây sẽ khiến nhiều người phải ngạc nhiên vì sự độc đáo của chúng.
Mục lục

Sâu bướm chiên (Nam Phi)

Ở một số quốc gia Nam Phi, bữa tiệc Giáng sinh truyền thống bao gồm một món ăn có phần quái dị: sâu bướm chiên. Loại sâu bướm dùng cho món ăn này thực sự là sâu bướm của loài bướm đêm Gonimbrasia belina ở phía Nam của Nam Phi. Đây chính là một nguồn cung cấp protein chính của người dân Châu Phi, và mùa thu hoạch lớn nhất trong năm cũng rất gần với dịp Giáng sinh.

 Sâu bướm chiên - món ăn trong dịp Giáng sinh ở một số quốc gia Nam Phi

Trong khi phần lớn sâu bướm sau khi thu hoạch sẽ được sấy khô hoặc bảo quản riêng để dùng cho mùa đông thì những con sâu bướm tươi sẽ được chiên ngay để dùng cho dịp lễ Giáng sinh. Chính vì vậy, Mopane cũng nổi tiếng với hai luồng ý kiến khác nhau, một bên thì coi đây là một món ăn tinh tế, một bên lại xua đuổi nó như một loại thịt hỏng không thể nào ăn được.

Bánh khúc cây (Pháp)

Theo truyền thống từ thời Trung cổ, trước Giáng sinh, các gia đình ở Pháp sẽ mang khúc gỗ đặt trong ngôi nhà của họ. Tục lệ này có thể là nguyên nhiên dẫn đến sự xuất hiện nét truyền thống mới. Theo đó, người dân sẽ chuẩn bị một món tráng miệng gọi là bánh khúc cây. Chiếc bánh được làm bằng cuộn xốp chocolate, bên trong chứa đầy bơ, bên ngoài trang trí giống như một khúc gỗ phủ vỏ cây.

Bánh khúc cây - món ăn Giáng sinh của người Pháp

Bữa tiệc bảy con cá (Italy)

Bữa tiệc bảy con cá là nét truyền thống độc đáo vào đêm Giáng sinh ở miền Nam Italy và những gia đình người Mỹ gốc Italy, nhằm kỷ niệm sự chờ đợi ngày sinh của Chúa Jesus. Nghi thức này bắt nguồn từ truyền thống kiêng thịt, chỉ ăn cá của Công giáo La Mã. Bữa ăn bao gồm 10 loại cá khác nhau, trong đó cá tuyết muối phổ biến nhất, mì ống và rau.

Mỡ cá voi sống và thịt chim lên men

Người Greenland kỉ niệm ngày này bằng các món ăn truyền thống của người Inuit vùng Bắc Cực. Mattak là da và mỡ của cá voi sống (thường là cá voi Bắc Cực, nhưng cá voi trắng hoặc kỳ lân biển cũng được sử dụng) thái thành hạt lựu hoặc hình răng cưa trước khi phục vụ. Kiviak thì không hoàn toàn được phục vụ ở dạng sống, nhưng cách thức chuẩn bị món ăn này lại khá khác thường. Kiviak được chế biến bằng cách nhồi 500 con chim anca vào bụng một con hải cẩu đã loại bỏ nội tạng, sau đó đem hút hết không khí ra, khâu lại và làm kín bằng mỡ. Sau 7 tháng lên men, thịt chim được lấy ra và đem phục vụ trực tiếp cho bữa tiệc Giáng sinh như một món ăn đặc biệt.

Đầu cừu nướng

 Ở Na Uy món ăn đặc biệt vào dịp lễ sẽ phục vụ phần đầu cừu

Cừu là một loại protein phổ biến được sử dụng trong thực đơn của nhiều quốc gia Hy Lạp, Úc cho đến Mỹ. Nhưng ở Na Uy, món ăn đặc biệt vào dịp lễ sẽ phục vụ phần đầu cừu thay vì sử dụng các phần thịt khác. Đầu cừu được ướp muối, sấy khô, hun khói, luộc hoặc đem đi hầm chín để dùng cho ngày Giáng sinh.

Người Na Uy sẽ bỏ đi phần da và lông cừu, nhưng đôi khi vẫn giữ lại phần não bên trong trước khi đem chiên hoặc thưởng thức bằng thìa. Trước kia, đầu cừu chủ yếu dành cho những người dân nghèo vùng tây Na Uy - những người không thể lãng phí bất kì phần thịt nào của cừu. Nhưng về sau, Smalahove đã trở thành món ăn phổ biến trong các bữa ăn trên toàn bộ nước này, thậm chí còn là một  loại cao lương mỹ vị đáng tự hào của Na Uy và được nhiều thực khách nước ngoài vô cùng yêu thích.

Hoài Thư (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/bat-ngo-voi-5-mon-an-giang-sinh-ky-la-nhat-tren-the-gioi-d152711.html)

Tin cùng nội dung

  • Thế giới có 150 triệu người bị trầm cảm
    Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Kỳ lạ thủ thuật đội lá thầu dầu giúp bệnh nhân thoát nỗi ám ảnh bệnh trĩ sau 12 ngày
    “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • 8 món ăn, bài Thuốc cho người bệnh dạ dày
    Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • 10 món ăn tốt cho người đau răng
    Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Món ăn, Thuốc bổ từ cá chép
    Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Món ăn cải thiện trí nhớ
    Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Món ăn Thuốc từ thịt chó tốt trong ngày lạnh giá
    Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Món ăn Thuốc cho người di chứng mạch máu não
    Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • 6 món ăn Thuốc từ thịt dê
    Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Món ăn phòng chống sỏi tiết niệu
    Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY