Áo cà sa và tích trượng của Đường Tăng mới thật sự là 2 pháp bảo quyền năng, nhưng yêu quái trên hành trình Tây du lại không hiểu điều đó.
Tác phẩm tây du ký của tác giả ngô thừa ân đã rất thành công trong việc mô tả 1 thế giới huyền ảo kỳ diệu, nơi có sự xuất hiện của cả yêu ma lẫn thần phật. một trong những yếu tố khiến tác phẩm này nổi tiếng đến vậy là nhờ vào những món pháp bảo danh bất hư truyền.
Mỗi món pháp bảo sẽ ẩn chứa 1 sức mạnh khác nhau, hình thù khác nhau, cũng có những món sở hữu quyền năng lớn mà có thể bạn chưa từng chú ý đến. vậy trong bài này, hãy cùng giải mã bí ẩn về chiếc áo cà sa và tích trượng của đường tăng nhé.
Ảnh minh họa.
Chuyện kể rằng, năm xưa khi đường tăng vừa phụng mệnh vua đường thái tông đi tây trúc thỉnh kinh, bồ tát và mộc tra (huệ ngạn hành giả, anh trai của tam thái tử na tra) liền hóa thân thành 2 thầy trò hòa thượng ghẻ lát đầy mình, đem chiếc áo cà sa và tích trượng tỏa sáng rực rỡ đi bán. mỗi khi có sư hỏi giá, bồ tát liền đáp rằng: "áo cà sa giá năm ngàn lượng, còn tích trượng thì bảy ngàn", khiến họ tức giận mà quát rằng:
- Hai sãi lát nói khùng, áo với gậy tới bảy ngàn lượng bạc! Dầu bận mà sống đòi hay là thánh Phật, cũng không tới giá này! Ði bán đâu thì đi bán cho rảnh.
Bất chấp lời quát tháo, Bồ Tát và Huệ Ngạn vẫn tiếp tục đi thẳng tới cửa Ðông Huê. Ngay khi ấy, tể tướng Tiêu Võ đi chầu về thì bắt gặp họ, thấy làm lạ liền hỏi: "Có cái chi quý lắm, mà thách giá cao?". Bồ Tát liền đối đáp rằng:
- áo cà sa này, có chỗ quý, có chỗ không quý, khi đòi tiền, khi chẳng đòi tiền.
- Sao là quý? Sao lại không quý?
- Mặc áo này chẳng đọa luân hồi, chẳng sa địa ngục, chẳng bị độc hại, chẳng bị hùm beo, ấy là quý đó; nếu kẻ phàm phu tham dâm gây họa không ăn chay lại ngạo Phật chê kinh, thì chẳng hề thấy đặng áo này, ấy là không quý.
- Sao có tiền? Sao lại không tiền?
- Không giữ phép Phật, ở chẳng hiền lành, mà muốn mua áo và gậy thì đủ 7000 lượng bạc mới bán, ấy là có tiền. Như người đức hạnh chân tu thì tôi cho hết tích trượng cùng cà sa, ấy là không tiền đó.
Nghe vậy, Tiêu Võ lập tức mời Bồ Tát vào trong cung, Vua cũng thấy vậy mà làm lạ, liền hỏi tại sao giá áo và giá trượng lại cao vậy. Đến khi đó Bồ Tát mới tiết lộ: "Áo Ca sa nầy của tiên nữ dệt, lại thêu bông sen và đính những hột châu; bốn góc bốn hột châu chiếu ban đêm sáng như ban ngày, chính giữa có châu như ý và châu ngăn gió, viền bằng vàng, nút bằng ngọc, mặc vào khỏi đọa luân hồi, lại thêm sáng láng, bụi chẳng đóng vào, của Phật chế ra, muôn đời truyền để. Còn trượng này bằng cây mây của tiên, trượng dài chín lóng. Mục Liên tìm mẹ, cũng nhờ nó mà phá ngục môn, ai cầm gậy này thì đi Tây Phương được."
Nghe thế, vua liền lập tức hỏi mua nó, rồi phân trần rằng là để cho người đức hạnh, tức Trần Huyền Trang. Quan Âm Bồ Tát liền cười mà đem tặng, đoạn nói rằng: "Nếu là đem cho người đức hạnh, lại tinh thông phật lý thì tôi không lấy tiền", từ chối yến tiệc chay, vàng bạc của vua mà rời đi.
Về cơ bản, chiếc áo cà sa và tích trượng này không thể bị bám bẩn, khiến người mặc không bị rơi vào kiếp luân hồi, tránh khỏi việc bị độc tố làm hại, tức là trường sinh bất lão. tuy nhiên, những kẻ tham lam lại không hiểu được giá trị của chúng mà chỉ biết tới vẻ ngoài mà thôi.
Trong khi đó, bản thân đường tăng dù đúng là kim thiền tử chuyển thế, nhưng 10 kiếp tu của ngài thì lại chỉ là thân xác người thường. đáng ra, thứ mà các yêu quái trên hành trình tây du nên chú ý là chiếc áo cà sa và tích trượng, chứ không phải là cố ăn thịt đường tăng nhằm đạt được trường sinh bất lão.
Theo Yasha/Saostar
Link bài gốc Lấy link
https://saostar.vn/dien-anh/bi-an-tay-du-ky-quyen-nang-tu-ao-ca-sa-va-tich-truong-cua-duong-tang-20200627103002825.html
Theo Yasha/Saostar