MangYTe

Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bỏ qua lời khuyên của bác sĩ, mẹ 9x kiên quyết giữ thai 3, sau vài năm hình ảnh của các con gây ngỡ ngàng

Là người chăm bẵm các con mỗi ngày nhưng chính bà mẹ 9X Cần Thơ cũng vỡ òa vì sự thay đổi 3 bé sinh non ngày nào.
Mục lục

Quyết giữ lại 3 con dù nguy cơ cao, hơn 1 tháng sau sinh mới nhìn rõ mặt con

Nhìn lại hành trình sinh và nuôi con trong 3 năm đầu đời, chị Trần Huỳnh Mỹ Nữ (sinh năm 1992, Cần Thơ) lại rơi nước mắt vì gia đình chị và các bé đã đi qua không ít khó khăn. Nhưng điều chị muốn gửi gắm hơn cả là lời cảm ơn những người thân và chính các con đã cùng chị kiên cường chiến đấu, mạnh mẽ lớn lên.

4 năm về trước, 9x xinh đẹp của mảnh đất Tây đô nhớ như in ngày biết mình có tin vui. Trong lần khám thai đầu tiên, chị rưng rưng hạnh phúc khi biết mình mang song thai. Đến tháng thứ ba của thai kỳ, bà mẹ mới hay mình đang mang thai 3. Niềm vui đi cùng nỗi lo khi bác sĩ khuyên chị nên giảm thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Sau thời gian suy nghĩ và bàn bạc với gia đình, bà mẹ trẻ quyết định giữ lại cả 3 con. Khi đã có lựa chọn của mình, chị Mỹ Nữ yên tâm dưỡng thai để chờ đến ngày được gặp các con.

Mọi chuyện tưởng sẽ tốt đẹp cho đến tháng thứ 8, sau 1 lần chị đi siêu âm về thì có dấu hiệu sinh. do sinh non lại đa thai nên mỗi các bé gia huy, tường vy, ái vy sinh ra chỉ nặng vỏn vẹn 1,2 kg. ngay sau đó các con phải rời mẹ, đưa đi ấp lồng kính vì phổi yếu và nhẹ cân.

Sau ca sinh 3, chị Mỹ Nữ cùng các con trải qua hơn 1 tháng nằm viện điều trị viêm phổi.

"Lúc ấy, mình chưa kịp được nhìn mặt con mà phải đến 2 ngày sau ca sinh mổ, chờ đi lại được mình mới được thăm các bé. Nhìn qua cửa kính, lần đầu thấy 3 con nhỏ xíu chỉ bằng con cá lóc, mặt thì băng gần kín để truyền nước, truyền Thu*c khiến mình như muốn gục ngã", mẹ bỉm nhớ lại.

Hành trình nuôi con chẳng mấy dễ dàng, nhưng bà mẹ trẻ luôn cố gắng lạc quan.

Chưa hết khó khăn, sắp đến ngày được xuất viện về cùng mẹ thì cả 3 bé lại phải chuyển sang BV Nhi đồng Thành phố cấp cứu khẩn cấp do bị suy hô hấp. Vừa xuất viện, bà mẹ trẻ lại bắt đầu hành trình vắt sữa, vào viện chăm con.

Chị Mỹ Nữ kể: "Mỗi ngày, mẹ được vào thăm bé 1 lần vào lúc 4h chiều, mỗi lần khoảng 10 phút. Cứ thế, mình và cả nhà cùng các bé tham gia "cuộc chiến" kéo dài hơn 1 tháng ở viện, rồi đến ngày được ấp kangaroo cho con mới nhìn rõ mặt con".

Hành trình lớn lên cùng con vô cùng khó khăn, nhưng sau tất cả chỉ còn lại hạnh phúc

Do sinh non nên các bé còn rất yếu vì vậy khi được về nhà, việc chăm sóc 3 con cũng khó khăn hơn những đứa trẻ khác.

Các bé dần lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và người thân.

Kể về quãng thời gian ấy, mẹ bỉm tâm sự: "Mình tiếp tục ấp cho các con mà thức trắng gần 1 tháng trời. Tuy rất nóng, rất khó chịu và mỏi lưng vì không được cử động nhưng nhìn xuống thấy trên ngực mẹ là 3 bé con đáng yêu thì bản thân cố gắng vượt qua hết tất cả. Có lúc đuối quá mình ngủ thiếp đi khi nào không hay, làm ông bà tưởng mình bị ngất. Thời điểm đó muốn khóc thật to nhưng mình không có thời gian để mà khóc và trong thâm tâm của người mẹ không cho phép mình được gục ngã".

"Sinh 3 nên khi các bé đói cũng 1 lượt, đi vệ sinh 1 lượt, ngủ 1 lượt, bệnh cũng 1 lượt. Lúc đầu không quen khiến mình khá stress. Khi các con lớn dần là mình thấy sức khỏe của bản thân cũng càng ngày càng suy giảm. Nhưng chỉ cần nhìn thấy 3 con khôn lớn, khỏe mạnh thì không gì có thể làm mình gục ngã được", bà mẹ tự dặn mình phải cứng rắn.

Nhìn các con dần lớn khôn là niềm hạnh phúc lớn lao với người mẹ trẻ.

Rồi khó khăn chồng chất khó khăn, thời điểm các con lên được 28 tháng, vợ chồng chị phát hiện cả 3 con bị tăng động giảm tập trung. Sau khi được đi học và điều trị tại BV Nhi đồng 2, 3 bé đã tiến bộ hơn nhiều.

Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên vợ chồng chị Mỹ Nữ nghỉ việc bán hàng ở nhà và dành nhiều thời gian hơn cả để gần gũi và chơi cùng các con.

Cuối câu chuyện về những thiên thần đáng yêu, bà mẹ trẻ nở một nụ cười mãn nguyện. Chị bảo: "Ấy vậy mà 3 năm đã trôi qua, mình tự hào vì các bé đang học được nhiều điều và từ những em bé nhỏ bé, đỏ hỏn ngày nào giờ các con đã được 14, 15kg".

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bo-qua-loi-khuyen-cua-bac-si-me-9x-kien-quyet-giu-thai-3-sau-vai-nam-hinh-anh-cua-cac-con-gay-ngo-ngang-20210915222253193.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bé sinh non 27 tuần được Bệnh viện Thiện Hạnh cứu sống
    Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, Đăk Lăk vừa cứu sống bé sinh non tháng 27 tuần tuổi. Đây là thành công đáng ghi nhận của bệnh viện khu vực Tây Nguyên.
  • Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non
    Trẻ sinh non là khi trẻ chào đời trước 37 tuần mang thai của người mẹ. Trẻ sinh non thường có cân nặng dưới 2.500g, nếu trẻ sinh càng non thì cân nặng càng thấp và nguy cơ mắc một số bệnh lý càng cao.
  • Trẻ sinh non vì mẹ không chăm sóc răng tốt
    Sinh non và sinh nhẹ cân là nguyên nhân chính gây nên tử suất và bệnh suất sơ sinh cao với các di chứng lâu dài
  • Xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán sinh non
    Một dạng xét nghiệm mới có thể dự báo sinh non và những phát triển bất thường của bào thai căn cứ vào dấu chỉ sinh học trong nước tiểu thai phụ
  • Vì sao uống Thuốc Tr*nh th*i đều đặn vẫn “dính bầu” sinh ba?
    Christie Fletcher, người vừa “vượt cạn” cho ra đời tới 3 đứa trẻ khỏe mạnh, khẳng định tại thời điểm mang bầu cô vẫn uống Thuốc Tr*nh th*i đều đặn
  • Dự phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh non tháng
    Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Quan điểm mới trong dự phòng sinh non
    Hiện nay có nhiều quan điểm mới trong điều trị, đặc biệt là sự nhấn mạnh trong dự phòng sinh non, làm sao giảm hẳn tỉ lệ sinh non, giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng tốt trong bào thai của người mẹ...
  • Những nguy cơ khi mang đa thai
    Nhiều phụ nữ mang đa thai có thể chưa biết mình đang thuộc diện thai nghén có nguy cơ cao, cho nên có hiểu biết về những nguy cơ tiềm ẩn, các biến chứng cũng như triệu chứng và các lựa chọn điều trị sẽ giúp phụ nữ đối phó tốt hơn với hoàn cảnh thai nghén của mình.
  • Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà
    Trẻ đẻ non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy 37 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu (thường cân nặng dưới 2.500g).
  • Đau dây thần kinh sinh ba
    Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY