Theo y học cổ truyền lá dâu có tính mát còn quả dâu có tính bình rất hiệu quả cho việc chữa tăng huyết áp.
Theo tài liệu cổ, quả dâu (tang thầm) vị chua ngọt, tính bình, làm tăng huyết dịch, chữa thiếu máu, đau khớp xương và chứng táo bón ở người cao tuổi. Dùng lâu giúp khỏe người, ngủ ngon giấc, tỏ tai sáng mắt, trẻ lâu, liều dùng 12-20 g/ngày.
Lá dâu vị ngọt đắng, tính mát, làm mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng ho khan, nhức đầu.
Cành dâu thái miếng sao vàng giúp chữa phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức (cành dâu sao 20 g, cây huyết dụ 12 g sắc uống). Tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) giúp mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, an thai, xuống sữa.
Y học cổ truyền cũng dùng dâu tằm trong nhiều bài Thu*c hoặc món ăn chữa cao . Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, dịch chiết vỏ rễ dâu gây hạ huyết áp, giãn mạch… trên động vật thí nghiệm.
Một số bài Thu*c chữa cao huyết áp bằng dâu tằm
Cháo lá dâu
Lá dâu 20 g thái chỉ một nắm, con trai 3-5 con, nấu cháo ăn hằng ngày. Bài Thu*c này thích dụng với người cao tuổi bị tăng huyết áp.
Vỏ trắng rễ dâu 20 g, sắc uống ngày một thang.
Canh cá diếc lá dâu
Lá dâu 20 g thái chỉ, cá diếc tươi 1 con. Nấu canh ăn hằng ngày.
AloBacsi.vn Theo Sức khỏe và Đời sống