MangYTe

Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

eMagazine - Mệnh lệnh từ trái tim!

(MangYTe) - Các y - bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã cùng đồng thuận tách đôi bệnh viện sớm hơn được yêu cầu, nhận ngay các bệnh nhân Covid-19 nặng nhất giữa những ngày tháng 7 đầy sóng gió của TP HCM
Mục lục

Nếu không có người dẫn đường, tôi đã mất phương hướng khi trở lại những dãy hành lang, buồng bệnh của Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau ngày tách đôi bệnh viện. Những lối đi quanh co hơn, những khu vực đệm được bố trí gọn gàng nhất có thể để tận dụng mọi không gian cho quyết định táo bạo: mở đến 300 giường hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân Covid-19 trong khi diện tích chật chội bởi khu bệnh viện mới đang xây dở dang.

Theo chân bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn thái yên, trưởng khoa hồi sức covid-19 (icu 1), tôi bước vào nơi trước đây là khoa hồi sức tích cực – chống độc, nay đã được sắp xếp để mở rộng thêm một gian phòng phụ, nâng tổng số giường icu ở riêng khoa này lên tới 28.

Ở những đơn vị điều trị bệnh nặng như thế này, âm thanh gây khắc khoải không phải tiếng thở cố gắng hay những lời nói thều thào của bệnh nhân, mà là "bản giao hưởng" của hàng loạt thiết bị hỗ trợ sự sống. những âm thanh đó, cùng với nhiều loại màn hình phức tạp khác nhau, là thứ mà mỗi bác sĩ, điều dưỡng ở đây phải chú ý từng chút một.

Ở giường bên cạnh, tôi bắt gặp một nữ điều dưỡng đang kiên nhẫn cắt móng tay, móng chân cho một nữ bệnh nhân. ở các icu, bệnh nhân hầu hết đều đã mê man. bệnh covid-19 cũng không cho phép bất cứ người nhà nào ở bên cạnh để đồng hành trong giờ phút sinh tử, vì vậy nhân viên y tế trở thành những thân nhân duy nhất chăm sóc cho họ, là những người đầu tiên được mỉm cười thấy họ vượt qua nguy kịch, cũng là những người lặng thầm đưa tiễn nếu có ai đó không may.

Trong điều kiện làm việc vất vả hơn trước, nguy hiểm hơn trước bởi nguy cơ phơi nhiễm cao trong một môi trường dày đặc bệnh nhân nặng, các bác sĩ, điều dưỡng đã tự tìm niềm vui, niềm động viên khỏi những giây phút chùng lòng bằng sự hồi sinh của nhiều bệnh nhân khác.

Với nhiều bệnh nhân, điều trị covid-19 là một hành trình cực kỳ gian lao với nhiều khoảng trầm bổng, như nữ bệnh nhân có vẻ "khỏe" nhất khoa: hiện chỉ còn phải thở oxy mũi, nhưng các bác sĩ quyết định giữ lại khoa thêm ít ngày thay vì chuyển xuống trại bởi bà là người đã nằm đây lâu nhất, ngay từ ngày chuyển đổi công năng, với 4 lần trở nặng, phải dùng đến máy thở, xen lẫn những giai đoạn khỏe lên bất ngờ. khi tạm ổn, bà làm mọi người xúc động khi nói lên mong muốn ở lại khoa khi đã khỏe để làm một tình nguyện viên.

Hầu hết lãnh đạo các bệnh viện có điều trị covid-19 đều phải thừa nhận: "bắt" một nhân viên f0 phải... nghỉ ngơi là rất khó. với 2 mũi vắc-xin, hầu hết họ bệnh nhẹ. với tinh thần của người làm nghề y, tình trạng f0 của bản thân có khi lại là cơ hội để họ san sẻ cùng đồng đội. đó là điều tôi chứng kiến khi vào khoa điều trị covid-19 a2 (icu a2).

"Đồng đội quá cực rồi, mình phụ được gì thì phụ. Khi nào mình mệt thì nghỉ, khi nào thấy khỏe mình lại đứng lên..." – nữ bác sĩ trẻ Trần Thị Ngọc Mỹ từ Khoa Nội tim mạch của bệnh viện vừa luôn tay điều chỉnh các thiết bị hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân nặng, vừa trả lời phỏng vấn. Chị đã là F0 được 9 ngày.

Bác sĩ đỗ văn thịnh của khoa nội thần kinh khi phát hiện mình dương tính, thay vì cách ly tại nhà, anh đã xin vào khu điều trị covid-19 ngay để tiếp tục làm việc. "tôi dương tính đến nay đã 7 ngày, hoàn toàn không có triệu chứng" – bác sĩ thịnh "khoe" và rất hài lòng vì tình trạng sức khỏe đang tốt cộng với kinh nghiệm của một bác sĩ hồi sức thần kinh đã cho anh cơ hội giúp được nhiều bệnh nhân covid-19 nặng.

Trên đường ra khỏi khoa a2, tôi gặp một người phụ nữ mang khẩu trang, kính chắn giọt bắn nhưng mặc pyjama bệnh nhân, đang phụ một nhân viên y tế đẩy băng ca. "tôi là điều dưỡng đặng phạm hương lan của khoa cấp cứu. tôi cũng khỏe rồi nên tranh thủ giúp đồng nghiệp. không giúp được nhiều thì cũng giúp được ít, như mấy chuyện hỗ trợ bệnh nhân ăn, thay tã..." – chị cười.

300 giường hồi sức cấp cứu của khu điều trị covid-19 này đã được xây nên từ 7 khoa phòng của bệnh viện. lúc nghe thông tin bệnh viện nhân dân gia định tách đôi vào tháng 7, tôi đã bất ngờ bởi cách đó không lâu, một đội quân tinh nhuệ với hàng chục nhân viên y tế của bệnh viện này vừa lên đường đến bệnh viện hồi sức covid-19 , chưa kể nhiều đội quân khác tiếp ứng cho các bệnh viện dã chiến, phục vụ các hoạt động chống dịch khác.

Khu nhà hiện là khu điều trị bệnh nhân covid-19 của bệnh viện nhân dân gia định

"Kế hoạch tách đôi đã có từ lâu, nhưng giai đoạn đó thành phố chưa bắt buộc làm ngay lập tức. Nhưng mà bệnh nhân nặng nhiều quá, họ cần thêm giường bệnh. Tiếng còi xe cứu thương khắp thành phố nên chúng tôi quyết tâm làm theo mệnh lệnh trái tim trước đã" – một lãnh đạo của bệnh viện hồi tưởng.

Ông kể thêm về cuộc họp lúc 13 giờ 30 phút một chiều tháng 7. "Khi nói ra, anh em ai cũng thấu hiểu và đồng lòng. Mọi người nói "Làm đi, làm đi, cứu được thêm mạng người nào hay người đó!". Tôi như được động viên ngược lại bởi anh em...".


Ts-bs nguyễn hoàng hải, phó giám đốc bệnh viện nhân dân gia định, cho biết mình không biết phải tả ra sao trước sự đồng thuận của mọi người để khu điều trị covid-19 được ra đời và cả 2 nửa bệnh viện (điều trị covid-19 và điều trị bệnh nhân thường) được vận hành trơn tru như hiện nay. "tôi cảm phục các bạn đồng nghiệp của mình. điều cảm phục thứ nhất là khi các bạn đồng thuận để thành lập khoa covid-19. thứ hai là khi các bạn trực tiếp điều trị bệnh nhân covid-19. thứ ba là khi một số người đã trở thành f0, các bạn vẫn không ngừng nghỉ" – ông nói.

Để giữ sức khỏe cho nhân viên, bệnh viện này cũng cấp cho mỗi người một bộ đồ bảo hộ dự phòng để có thể ra nghỉ ngơi giữa ca làm 8 giờ quá dài. Nhưng ít ai dùng. "Hầu như chúng tôi vô đây là làm suốt luôn, không muốn ra, phải hết ca mới ra. Vì nếu nghỉ giữa ca thì còn mất thời gian thay đồ, tắm rửa nữa, trong khi bệnh nhân đang chờ..." – điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thảo của Khoa ICU A2 trả lời chân thành.

Theo ts-bs nguyễn hoàng hải, người cao tuổi là nhóm bệnh nhân mà các y - bác sĩ ở đây rất chú trọng: phải làm sao để không ai bị bỏ lại trong cuộc chiến này. họ thường là những người chịu thiệt thòi, bị bệnh nặng nhất khi covid-19 len lỏi vào một gia đình. vận dụng chính thế mạnh của bệnh viện, các y - bác sĩ đã điều trị theo phác đồ chuẩn nhưng cá thể hóa từng bệnh nhân, bởi diễn tiến suy hô hấp của mỗi người rất khác nhau, mỗi bệnh nhân cao tuổi lại kèm theo rất nhiều bệnh lý nền; chức năng thận, gan, dạ dày... không còn tốt.

Ca bệnh có số tuổi "kỷ lục" là cụ bà p.t.t, 110 tuổi, vừa được xuất viện vào chiều 15-9. cách đó hơn 1 tuần, cụ từng nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, lại mang bệnh tim mạch lâu ngày. thế nhưng, sau những ngày được các nhân viên y tế khoa b3 chăm sóc, phối hợp nhịp nhàng các nhóm thu*c theo phác dồ, cụ đã tự thở khí trời chỉ sau 4 ngày nhập viện và chỉ phải nằm viện tổng cộng 10 ngày.

Tôi cũng có cơ hội được thấu hiểu phần nào niềm động viên mà những bệnh nhân hồi phục đã đem đến cho y - bác sĩ, thông qua sự chuyển biến của những bệnh nhân tôi được gặp. Một trong số đó là anh V.H.C (34 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương). Anh C. bị béo phì, bệnh rất nặng, suy hô hấp tiến triển, ban đầu đã phải thở oxy mask, sau đó chuyển sang HFNC (oxy dòng cao), rồi lại không đáp ứng và phải chuyển sang biện pháp thở máy xâm lấn, kết hợp nằm sấp và lọc máu liên tục..

Nhìn tấm ảnh của anh – dù còn phải ngồi xe lăn – nhưng đã vui vẻ giơ nắm tay chiến thắng vào ngày xuất viện 18-9, tôi lại nhớ lời anh nói lúc tôi đứng bên giường bệnh vài ngày trước đó: "Lúc vào viện tôi như muốn ch*t vậy đó. Hôm nay khỏe lại rồi, hồi sinh lại rồi".

Bài viết:

ANH THƯ

Ảnh:

anh thư, bệnh viện nhân dân gia định

Thiết kế:

NGUYÊN LÂM

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/emagazine-menh-lenh-tu-trai-tim-20210927154133426.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nỗi ám ảnh của nhân viên y tế
    Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Đừng vô cảm với nhân viên y tế!
    Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Cách sử dụng khí dung trong điều trị bệnh tai mũi họng
    Trước khi sử dụng khí dung, cần vệ sinh sạch sẽ mũi - họng để Thu*c được đưa trực tiếp vào vị trí cần thiết.
  • Đông y hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
    Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực).
  • Điều trị bệnh hen suyễn theo quan điểm đông y
    Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Làm gì để điều trị bệnh mụn rộp Sinh d*c?
    Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận
    Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, bệnh nhân cần phải kiểm soát  lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức.
  • 5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ
    Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, là những dấu hiện của bệnh trĩ, phần lớn người dân lại không chịu đi khám, vì tâm lý e ngại bệnh khó nói.
  • Giá phòng của BV điều dưỡng Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp?
    Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Điều trị bệnh đau dạ dày bằng Đông y
    Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY