MangYTe

Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Hội chứng rối loạn vận động: dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng

Vận động phức tạp vận động chủ ý là do sự chỉ huy từ vỏ não, các xung động được truyền qua thân não, tủy sống đến rễ, dây thần kinh cơ
Mục lục

Đặc điểm S*nh l*, giải phẫu hệ vận động

Mỗi hoạt động của con người đều có sự chi phối của hệ thần kinh từ vỏ não, hệ thống   ưới vỏ, tủy sống, đến rễ dây thần kinh-cơ, với sự kết hợp hài hoà của hệ xương, khớp, gân, cơ. Vận động không chủ ý phần lớn do tổn thương khu vực   ưới vỏ não.

Vận động phức tạp (vận động chủ ý) là do sự chỉ huy từ vỏ não, các xung động được truyền qua thân não, tủy sống đến rễ, dây thần kinh-cơ.

Nơron vận động trung ương

Ở hồi vận động, các tế bào thần kinh được sắp xếp theo một trình tự nhất định (đầu ở dưới, chân ở trên).

Các sợi trục của tế bào Betz tạo thành bó tháp, đi qua 2/3 trước cánh tay sau của bao trong xuống cuống não, cầu não, hành não, sau đó 90% số sợi bắt ch o sang bên đối diện đi xuống tiếp xúc với tế bào vận động sừng trước tủy sống để chỉ huy cơ thân đối bên (bó tháp chéo), 10% số sợi đi thẳng tiếp xúc với tế bào vận động sừng trước tủy sống cùng bên (bó tháp thẳng).

Còn các sợi của bó vỏ-nhân (bó gối), đi qua gối của bao trong, sau đó tiếp tục đi xuống bắt chéo ở cuống cầu, hành não để tiếp xúc với nhân các dây thần kinh sọ não: dây III, IV, V, VI, VII, IX, X, XI, XII.

Nơron vận động ngoại vi

Từ nhân các dây thần kinh sọ não và từ tế bào sừng trước tủy sống đến các rễ, dây thần kinh-cơ.

Lâm sàng

Liệt ngoại vi

Định khu: Tổn thương từ nhân các dây thần kinh sọ não, từ tế bào sừng trước tủy sống đến rễ, dây thần kinh.

Giảm trương lực cơ (liệt mềm): Các động tác thụ động quá mức, tăng độ ve vẩy đầu chi.

Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.

Teo cơ sớm.

Không có phản xạ bệnh lý bó tháp.

Rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi: Khi tổn thương chóp tủy hoặc hội chứng đuôi ngựa.

Có phản ứng thoái hoá điện.

Liệt trung ương

Định khu: Tổn thương hệ tháp (hồi trước trung tâm hay bó tháp).

Tăng trương lực cơ (liệt cứng).

Tăng phản xạ gân xương, có thể có phản xạ đa động hoặc lan toả, có dấu hiệu rung giật bàn chân, rung giật bánh chè.

Có phản xạ bệnh lý bó tháp: Babinski, Hoffmann, Rossolimo...

Teo cơ xảy ra muộn do bệnh nhân bị bất động nằm liệt lâu.

Rối loạn cơ vòng kiểu trung ương: Bí tiểu, đại tiện.

Không có phản ứng thoái hoá điện.

Một số hội chứng rối loạn vận động

Tổn thương ở bán cầu đại não: Liệt nửa người trung ương đối bên.

Tổn thương ở cuống cầu, hành não: Có hội chứng giao bên, liệt dây thần kinh sọ não bên tổn thương kiểu ngoại vi, liệt nửa người trung ương bên đối diện như hội chứng Weber, Millard-Gubler...

Tổn thương cắt ngang tủy: Liệt trung ương, mất cảm giác kiểu dẫn truyền dưới chỗ tổn thương, rối loạn cơ vòng.

Tổn thương nửa tủy: hội chứng Brown-Sequard (bên tổn thương liệt chi thể, mất cảm giác sâu; bên đối diện mất cảm giác nông).

Tổn thương sừng trước tủy sống: Liệt vận động kiểu ngoại vi, không rối loạn cảm giác.

Tổn thương đám rối thần kinh: Cổ, thắt lưng, thắt lưng - cùng gây liệt các dây thần kinh ngoại vi.

Tổn thương rễ dây thần kinh: hội chứng Guillain-Baré.

Tổn thương nhiều dây thần kinh hay một dây thần kinh.

Đánh giá mức độ liệt

Chia theo 5 độ:

Độ I: Bệnh nhân còn đi lại được (chi bên liệt yếu liệt chi bên lành).

Độ II: Không đi lại được, còn giơ được chân, tay lên khỏi mặt giường nhưng không giữ được lâu.

Độ III: Chỉ co được chân, tay trên mặt giường.

Độ IV: Chỉ thấy động đậy chi thể hoặc nhìn thấy dấu hiệu co cơ.

Độ V: Chi thể bất động hoàn toàn, không có biểu hiện của co cơ.

Các vận động không chủ ý

Nguyên tắc: Quan sát bệnh nhân lúc nghỉ ngơi hoặc lúc vận động.

Các vận động bất thường hay gặp:

Run (tremor): Là cử động nhịp nhàng luân phiên của các nhóm cơ, hay gặp ở ngọn chi, tần số nhanh như bệnh Parkinson, hội chứng tiểu não, Basedow, nghiện rượu, tuổi già, thoái hoá …

Rung giật bó cơ (fasciculation), sợi cơ (fibrilation): Nguyên nhân do sự mất phân bố thân kinh hay gặp trong bệnh xơ cột bên teo cơ.

Múa giật (chorea): Là cử động hỗn độn không chủ ý, đột ngột, nhanh, biên độ lớn.

Múa giật Sydenham: Do tổn thương não trong bệnh thấp khớp cấp, hay gặp ở trẻ em.

Múa giật Huntington: Có tính chất di truyền kèm theo mấy trí, thường gặp ở người lớn.

Múa vờn (athetose): Là các động tác diễn ra chậm, uốn do, các động tác luôn thay đổi nối tiếp nhau hầu như không ngừng do tổn thương nhân đuôi.

Múa vung nửa thân (hemiballism): Là các động tác vung tay như ném, các động tác đá gót, gấp chân đột ngột về sau do tổn thương thể Luys bên đối diện.

Loạn trương lực cơ xoắn vặn: Là các động tác cử động như múa vờn nhưng xảy ra ở gốc chi hay ở thân; gây cử động xoắn vặn ở chi hoặc thân, nên bệnh nhân đi lại rất khó khăn, do tổn thươngnhân đuôi, vỏ hến, đồi thị, nhân răng.

Máy cơ (tics): Là các vận động theo thói quen của các nhóm cơ ở mặt, cổ, tăng lên khi mệt mỏi và xúc động.

Co giật trong bệnh rối loạn phân ly, cần phân biệt với bệnh co giật động kinh.

Thành viên Dieutri.vn

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/trieuchungnoi/hoi-chung-roi-loan-van-dong/)

Tin cùng nội dung

  • Tìm hiểu Bệnh Rối loạn nhịp tim
    Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng bức là gì
    Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Rối loạn lo âu căng thẳng
    Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
    Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Sơ cứu bầm mắt dấu hiệu và cách điều trị bầm mắt
    Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Bài tập vận động cột sống cổ
    Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Các bài tập vận động phục hồi chức năng sau đột quỵ
    Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • 7 dấu hiệu bạn mặc sai cỡ áo ngực
    Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Chế độ ăn BRAT - Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày
    Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
    Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY