MangYTe

Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hội chứng “sương mù não” liên quan đến COVID-19 có nguy hiểm?

Các triệu chứng phổ biến của COVID-19, bao gồm ho, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi và sốt. Nhưng sau khi các triệu chứng COVID-19 biến mất, một số người có thể bị “sương mù não” - một vấn đề kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Mục lục

Sương mù não là gì?

Sương mù não liên quan đến các vấn đề về suy nghĩ, trí nhớ và sự tập trung: Hay quên, thiếu tập trung, mệt mỏi và kém minh mẫn… nhưng đối với nhiều bệnh nhân, nó có thể là một thách thức để mô tả chỉ ra các triệu chứng của sương mù não.

TS Talya Fleming, Giám đốc y tế Chương trình phục hồi chức năng sau COVID, Viện Phục hồi chức năng JFK Johnson cho biết: Bệnh nhân thường nói rằng họ cảm thấy không ổn, cảm thấy có điều gì đó bao trùm khiến mọi thứ không còn sắc nét như trước đây.

Hội chứng sương mù não gây giảm trí nhớ, khó tập trung.

"Sương mù não" kéo dài là một trong những triệu chứng thần kinh mà những người bị COVID-19 thường báo cáo. Trong một số trường hợp, sương mù não, hoặc suy giảm nhận thức, có thể kéo dài nhiều tháng sau khi bệnh đã khỏi.

Nhiều bệnh nhân phàn nàn gặp vấn đề với trí nhớ, dễ bị phân tâm, khó theo dõi cuộc trò chuyện và khó tập trung và tham gia vào các công việc hàng ngày. Các triệu chứng của sương mù não cũng có thể xuất hiện như:

-Bước vào một căn phòng và quên mất lý do tại sao bạn ở đó.

-Khó nghĩ ra từ đúng.

-Khó nhớ những gì bạn vừa đọc.

-Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ.

-Quên công thức nấu ăn hoặc các bước khi nấu ăn.

-Quên những gì bạn đang làm sau khi trở nên mất tập trung…

Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân trải qua cấp cứu y tế và trở lại làm việc. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện công việc hoặc quản lý hàng ngày. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ.

Điều gì gây ra sương mù não sau COVID-19?

Theo TS Fleming, hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng sương mù não sau COVID-19. Tuy nhiên, một số nguyên nhân đã được xác định gây nên tình trạng này bao gồm:

- Thiếu oxy do tổn thương phổi.

- Viêm ảnh hưởng đến tế bào não.

- Rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

- Thiếu lưu lượng máu do sưng các mạch máu nhỏ trong não…

SARS-CoV-2 có thể gây hội chứng sương mù não.

Nguyên nhân gây sương mù não còn do làm việc quá sức, thiếu ngủ, căng thẳng và dành quá nhiều thời gian cho máy tính. Ở cấp độ tế bào, sương mù não được cho là do tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao và những thay đổi đối với hormone quyết định tâm trạng, năng lượng và sự tập trung của bạn.

Ngoài ra, việc dùng Thu*c hay các tình trạng y tế (liên quan đến viêm nhiễm, mệt mỏi hoặc thay đổi mức đường huyết); thậm chí sự thiếu hụt hoặc không đủ chất dinh dưỡng, có thể góp phần gây ra các triệu chứng sương mù não.

Tiến sĩ Fleming cho biết: Các biến chứng lâu dài sau khi nhiễm COVID-19 là khác nhau ở mỗi người. Đối với một số bệnh nhân, chứng sương mù não sau COVID-19 có thể biến mất sau khoảng ba tháng. Nhưng đối với những người khác, nó có thể tồn tại lâu hơn nữa.

Ứng phó thế nào với hội chứng sương mù não?

Điều trị sương mù não phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu bạn đang bị thiếu máu, bổ sung sắt có thể làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm sương mù não…

Đôi khi, giảm thiểu tình trạng sương mù ở não là vấn đề điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng, chuyển Thu*c hoặc cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện chứng sương mù não bao gồm:

Ngủ đủ 7- 9 giờ mỗi đêm.

Quản lý căng thẳng

Tập thể dục

Hạn chế uống cà phê

Tăng lượng protein, trái cây, rau và chất béo lành mạnh...

Theo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/hoi-chung-suong-mu-nao-lien-quan-den-covid-19-co-nguy-hiem-20210908173426833.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Sống khỏe nhờ tập luyện
    Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Duy trì thói quen đi bộ, giúp sống khỏe
    Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Dưỡng sinh theo cách của người Nhật
    Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Chìa khóa giúp sống khỏe, trẻ lâu
    Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • 36 lời khuyên sống khỏe mỗi ngày
    SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • 6 thói quen của người khỏe mạnh
    Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Triết lý sống khỏe của kiện tướng làng chèo
    Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • 3 bí quyết để sống trường thọ
    Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Để người cao tuổi sống vui, sống khỏe
    Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Sống khỏe để trường xuân
    Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY