MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lý do không nên chủ quan trước biến chủng Omicron

Theo các chuyên gia, ngay cả trong trường hợp Omicron gây triệu chứng nhẹ, tốc độ lây nhiễm của nó vẫn dễ khiến số ca nhập viện tăng lên.
Mục lục

Chỉ ba tuần kể từ khi được phát hiện, omicron cho thấy tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. tổ chức y tế thế giới (who) ngày 12/12 cảnh báo biến chủng có lợi thế lây nhiễm vượt delta, dễ trở thành chủng trội tại những nơi nó lưu hành.

Dù vậy, omicron dường như gây triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn. ở nam phi, nơi đầu tiên biến chủng xuất hiện, số người chuyển nặng ít. đến nay, thế giới chỉ có một ca t* vong vì biến chủng, được ghi nhận tại anh. trong số hơn 4.700 ca nhiễm ở nước này, chỉ 10 bệnh nhân phải nhập viện. cả 1.686 ca mắc omicron ở liên minh châu âu đều có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo còn quá sớm để kết luận omicron không nguy hiểm. số ca nhiễm hiện còn thấp, dữ liệu hạn chế, tác động của biến chủng với dân số toàn cầu không được thể hiện đầy đủ.

Ngay cả trong trường hợp được xác nhận gây triệu chứng nhẹ hơn, omicron vẫn là mối đe dọa vì tốc độ lây nhiễm của nó. phó giáo sư ian mackay, chuyên gia virus học tại đại học queensland, australia, cho biết omicron lây truyền hiệu quả, có thể áp đảo delta tại nơi chúng cùng lưu hành. tại nam phi, những người chưa tiêm chủng vẫn phải thở oxy.

"Dù virus không gây bệnh nặng hoặc nguy hiểm, nó vẫn khiến nhiều người phải nhập viện. Chúng ta cần nhớ rằng tỷ lệ nhỏ các ca nhiễm có tính lan truyền cao vẫn có thể tạo nên cụm dịch lớn", ông Mackay nói.

Số ca nhiễm nCoV theo ngày nói chung của Nam Phi đã tăng lên 18.000 vào hôm 12/12, cao hơn nhiều so với con số hơn 1.200 hồi cuối tháng 11, khi biến chủng lần đầu được báo cáo.

Hệ số lây nhiễm R0 của virus (số người có thể nhiễm nCoV từ một F0) hiện là 2,5, cao hơn bất cứ thời điểm nào trong đại dịch. Theo Bộ Y tế Nam Phi, tỷ lệ nhập viện ngày càng tăng có thể do tổng số người mắc Covid-19 cao hơn.

Trong khi đó, số ca nhiễm omicron tăng gấp đôi cứ sau hai đến ba ngày ở anh. cơ quan an ninh y tế nước này dự đoán nó sớm trở thành chủng trội. nếu không có hạn chế, số ca omicron sẽ tăng lên 200.000 mỗi ngày vào cuối tháng 12, trường hợp nhập viện có thể cao gấp đôi trong hai tuần tới. do đó, chính phủ anh kêu gọi người dân tiêm phòng để tăng cường miễn dịch chống biến chủng mới.

Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở New York, Mỹ, ngày 3/12. Ảnh: Reuters

Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở New York, Mỹ, ngày 3/12. Ảnh: Reuters

Đan mạch trải qua tình trạng tương tự. số ca omicron tăng gấp đôi sau mỗi hai ngày. viện huyết thanh statens ước tính nó sẽ trở thành chủng trội trong tuần này, làm tăng áp lực lên hệ thống y tế.

Hiện chưa rõ vì sao omicron lây truyền hiệu quả đến vậy. các nhà khoa học cho rằng lý do nằm ở các đột biến protein gai bên ngoài vỏ virus. chúng vừa làm tăng khả năng bám dính vào tế bào vật chủ, vừa giúp virus trốn thoát miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu cho thấy omicron có thể làm giảm hiệu quả vaccine. các chuyên gia ghi nhận một số ca nhiễm đột phá ở người đã tiêm đủ hai liều vaccine và cả liều tăng cường.

Kwok kin-on, giáo sư dịch tễ từ đại học hong kong, cho biết cần nghiên cứu cẩn thận về dữ liệu mức độ nghiêm trọng của các ca nhiễm gần đây. đặc biệt khi omicron có khả năng gây tái nhiễm cao gấp ba đến 8 lần so với delta. theo giáo sư kwok, biến chủng có mức độ tái nhiễm cao sẽ dẫn đến nhiều trường hợp triệu chứng nhẹ.

Giáo sư Michael Plank, trường Toán học và Thống kê Đại học Cambridge, chuyên gia nghiên cứu mô hình dịch tễ, cảnh báo thế giới đang đối mặt với mầm bệnh lây lan nhanh hơn Delta.

"Nó có thể khiến rất nhiều người mắc bệnh. Với số người nhiễm nCoV cao, tỷ lệ nhập viện dù nhỏ cũng đủ để gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho hệ thống y tế vốn đã áp lực vì Delta từ trước", ông nói.

Các nhà khoa học vẫn trong quá trình trả lời ba câu hỏi lớn: omicron lây lan hiệu quả đến đâu, khả năng tránh miễn dịch ra sao và độc lực gây bệnh nặng như thế nào. peter chin-hong, giáo sư bệnh truyền nhiễm đại học california san francisco, cho biết cần giải thích các dữ liệu sơ bộ về omicron ở nam phi một cách thận trọng.

Tại Nam Phi, độ tuổi trung bình là khoảng 27. Theo một số đánh giá, có thể 60-80% dân số trưởng thành nước này đã nhiễm nCoV. Đây khả năng là lý do khiến các trường hợp dương tính ban đầu được báo cáo đều có triệu chứng nhẹ.

"Nam Phi rất khác so với những khu vực còn lại trên thế giới. Quốc gia có dân số trẻ. Ngoài HIV, người dân thường không mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nền nào khác như Mỹ. Đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt Covid-19 liên tiếp, vì vậy có thể đã đạt khả năng miễn dịch đáng kể", giáo sư Chin-Hong nói.

Ngược lại, nhiều nước trải qua ít đợt bùng phát, có dân số già, nhiều người suy giảm miễn dịch dễ chịu tổn hại vì omicron hơn.

Giáo sư kwok cảnh báo cần thu thập thêm dữ liệu để hiểu đầy đủ về tác động của omicron lên các nhóm tuổi khác nhau. "còn ba đến 4 tuần nữa, số ca nhiễm và t* vong mới lộ rõ. tin tốt là chúng tôi chưa ghi nhận quá nhiều người ch*t, song vẫn phải đợi một đến hai tuần xem liệu tỷ lệ t* vong có ổn định hay không", ông kwok nhận định.

Thục Linh (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ly-do-khong-nen-chu-quan-truoc-bien-chung-omicron-4404174.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách nào hạn chế dị ứng Thuốc?
    Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Có phải bị ho do Thuốc?
    Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Những trường hợp không nên dùng Thuốc aspirin
    Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Ai không được dùng Hydrocortison bôi ngoài da?
    Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Testosterone nội sinh – chìa khoá sức khoẻ của phái mạnh
    Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Phát hiện ung thư bằng phương pháp chẩn đoán mô bệnh học tự động
    Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • tin nóng, Táo Quân, ngành y
    Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • 10 bệnh đừng vội tin “bác sĩ” Google
    Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và phết máu
    Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY