MangYTe

Khoa học hôm nay

Lý do người Ai Cập cổ đại thường kết hôn cận huyết thống: Cha kết hôn với con, anh kết hôn với em

Vào thời Ai cập cổ đại, tập tục hoàng gia và không phải hoàng gia kết hôn với người thân ruột thịt của họ diễn ra phổ biến.
Mục lục

Ảnh minh họa

Theo chia sẻ của Marcelo Campagno - một học giả độc lập có bằng tiến sĩ về Ai Cập học:“Câu hỏi về việc kết hôn loạn luân ở Ai Cập cổ đại đã được thảo luận rất nhiều”.

Một số ví dụ về những người cai trị Ai Cập kết hôn giữa anh trai, em gái điển hình:

- Senwosret I (trị vì khoảng năm 1961 trước Công nguyên đến năm 1917 trước Công nguyên), người đã kết hôn với em gái mình là Neferu

- Amenhotep I (trị vì khoảng năm 1525 trước Công nguyên đến năm 1504 trước Công nguyên), người đã kết hôn với em gái mình là Ahmose-Meritamun

- Cleopatra VII (trị vì vào khoảng năm 51 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên), người đã kết hôn với anh trai là Ptolemy XIV trước khi ông bị giết.

Theo đó, nhiều người trong hoàng gia Ai Cập đã tham gia vào các cuộc hôn nhân giữa anh trai, em gái để mô phỏng tập tục của Osiris và Isis, hai vị thần Ai Cập là anh em ruột kết hôn với nhau.

Leire Olabaria - giảng viên về Ai Cập học tại Đại học Birmingham ở Anh thông tin thêm rằng:“Osiris là một trong những vị thần quan trọng nhất trong tôn giáo Ai Cập. Phối ngẫu của ông, Isis, cũng là em gái mình theo một số quan điểm vũ trụ của người Ai Cập cổ đại. Vì vậy, các cuộc kết hôn trong hoàng tộc để mô phỏng Osiris và Isis, đồng thời duy trì hình ảnh của họ như những vị thần trên trái đất”.

Những chia sẻ trên cũng giải thích được nguyên nhân xuất hiện tập tục kết hôn cận huyết thống ở hoàng gia ai cập. bên cạnh đó, ông olabaria còn phỏng đoán, khả năng là cha mẹ đã khuyến khích các con ruột kết hôn với nhau để tài sản và của cải không bị chia nhiều khi họ qua đời.

Ngoài ra, còn có những trường hợp các pharaoh kết hôn với con gái của họ, trong đó nổi bật là Ramesses II (trị vì vào khoảng năm 1279 trước Công nguyên đến 1213 trước Công nguyên) đã lấy Meritamen, một trong những con gái của ông, làm vợ.

Cũng chính vì thế mà các pharaoh ở Ai Cập thường có nhiều vợ và thê thiếp, và những cuộc hôn nhân loạn luân đôi khi sinh ra con cái. Một số học giả cho rằng, hôn nhân cận huyết đã gây ra các vấn đề y tế.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/ly-do-nguoi-ai-cap-co-dai-thuong-ket-hon-can-huyet-thong-cha-ket-hon-voi-con-anh-ket-hon-voi-em-d183329.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ly-do-nguoi-ai-cap-co-dai-thuong-ket-hon-can-huyet-thong-cha-ket-hon-voi-con-anh-ket-hon-voi-em/20231022093749120)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY