MangYTe

Bệnh theo mùa hôm nay

Muốn chữa cảm cúm, đừng dại uống nước cam

Nước cam, sữa, cà phê là những thức uống người bệnh nên tuyệt đối tránh nếu muốn chữa cảm cúm.

Có nhiều loại thực phẩm và đồ uống có thể khiến cho việc chữa cảm cúm khó khăn hơn. Để hồi phục nhanh chóng, người bệnh nên tránh những loại thực phẩm sau đây:

Nước cam

Nước cam là loại đồ uống được nhiều người lựa chọn sử dụng khi ốm vì đây là loại đồ uống chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, nước cam có thể cản trở việc phục hồi sức khỏe của người bệnh vì axit trong nước cam khiến viêm họng trở nên trầm trọng hơn. Theo phân tích của chuyên gia, axit citric có trong nước cam khiến cho cổ họng đỏ và đau hơn.

Đường

Theo bác sĩ nội khao Kristine Arthur MD tại trung tâm y tế ở bang California (Mỹ) cho biết đường từ bánh, kẹo, ngũ cốc có thể hạn chế vai trò của các tế bào chống lại vi khuẩn. Ngoài ra, người bệnh sử dụng đường trong quá trình bị bệnh có thể khiến cho họ dễ mắc bệnh tiêu chảy.

 Nước cam và sữa không tốt cho quá trình chữa cảm cúm

Cà phê

Nếu người bệnh bị đau dạ dày, cà phê là một thức uống tuyệt đối nên tránh. Lí do là trong cà phê có chứa chất lợi tiểu khiến cơ thể mất nước nhanh chóng. Arthur giải thích việc mất nước làm cơ thể mất sức đề kháng, tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Bim bim và đồ chiên

Bim bim và các thực phẩm chiên là lí do khiến cổ họng của người bệnh trở nên đau rát.

Đồ ăn cay

Đồ ăn cay có chứa ớt hoặc ớt bột làm tăng chất nhày trong mũi. Chảy nước mũi là hiện tượng khi bị cảm cúm, tuy nhiên tình trạng chảy nước mũi kéo dài gây khó chịu cho mọi người. Chưa kể đến việc, nếu để lâu không điều trị dứt điểm, rất có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, viêm phế quản…

Sữa và các thực phẩm từ sữa

Khi bị cúm hay nghẹt mũi, sữa làm cho đờm và chất nhày dày đặc trong mũi. Giống như đồ ăn cay, tình trạng này sẽ gây khó chịu cho người bệnh và người xung quanh.

Để tránh bị khổ sở vì chữa cảm cúm, hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong những ngày chuyển mùa, mọi người nên sử dụng khẩu trang y tế để tránh khói bụi, vệ sinh mũi và cổ họng thường xuyên để loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn.

Theo Thu Thảo - Chất lượng Việt Nam/ The Jakartapost

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/muon-chua-cam-cum-dung-dai-uong-nuoc-cam-n311614.html)

Tin cùng nội dung

  • Chữa cảm mạo phong nhiệt với chàm lá to
    Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Chữa cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi với hoắc hương
    Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • 5 mẹo đơn giản tránh cảm cúm trong mùa lạnh
    Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Xoa mũi chữa bệnh cảm cúm
    Mũi được coi là cơ quan đặc biệt của con người. Đã từ lâu các nhà bác học chú ý tới mũi nhưng chủ yếu là để chữa bệnh cảm cúm.
  • Chữa cảm cúm với mùi tàu
    Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Trị cảm cúm với cây rau ráng
    Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • 10 huyệt vị trị cảm cúm
    Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bài Thuốc trị cảm cúm
    Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Bài Thuốc chữa cảm cúm
    Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Cách phòng ngừa cảm cúm
    Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY