Sau khi tìm ra nguyên nhân gây tăng huyết áp là do hẹp eo động mạch chủ, bệnh nhân được can thiệp nội mạch đế đặt stent. Đây là ca can thiệp nội mạch đặt stent điều trị hẹp eo động mạch chủ đầu tiên tại miền Tây.
Sau 10 năm bị tăng huyết áp, anh p.h.b., 32 tuổi, đến bệnh viện đa khoa quốc tế s.i.s cần thơ mong tìm ra căn nguyên bệnh của mình.
Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng không thấy biểu hiện gì lạ nên anh b. không uống Thu*c, vẫn có thể chơi thể thao bình thường. tuy nhiên, khoảng 3 tháng nay, bệnh nhân cảm thấy đau đầu, đo huyết áp ghi nhận 220 mmhg. nhập viện khoảng 8 ngày có điều trị Thu*c huyết áp có giảm tuy nhiên vẫn còn cao, max #180mmhg.
Khi khám bác sĩ ghi nhận huyết áp ở tay và chân có sự chênh lệch: huyết áp tay là 180/90mmhg, huyết áp chân 120/70mmhg, các cận lâm sàng: echo tim: ghi nhận ef hẹp động mạch chủ đoạn eo; chụp msct ngực và ghi nhận hẹp nặng động mạch chủ đoạn eo.
Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát do hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh. để điều trị có 2 phương pháp:
1. mổ hở sửa chỗ hẹp eo động mạch chủ: bệnh nhân phải chịu một cuộc mổ lớn xâm lấn vào lồng ngực. nguy cơ nhiễm trùng cao, thời gian nằm hậu phẫu và thời gian điều trị kéo dài.
2. can thiệp nội mạch để nong và đặt stent động mạch chủ: lợi ích: thủ thuật nhẹ nhàng, có thể không cần gây mê, không cần mở lồng ngực, nguy cơ nhiễm trùng thấp, thời gian nằm viện ngắn, thời gian phục hồi sức khỏe ngắn hơn, thời gian trở lại cuộc sống thường ngày nhanh hơn so với mổ hở.
Bệnh nhân sau đó được uống Thu*c ở nhà khoảng 4 tuần, cũng có khám tại một bệnh viện khác, được tư vấn mổ hở. bệnh nhân sợ mổ hở nên đã quay về chọn phương án can thiệp: nong và stent động mạch chủ. anh b. đã được nhập viện ngày 16/1, chuẩn bị tiền phẫu và được can thiệp ngày 18/1.
Ekip can thiệp gồm GS. Lê Trọng Phi - một chuyên gia tim bẩm sinh của Đức, và cũng là một vị cha đẻ của ngành can thiệp tim bẩm sinh ở VN; phía bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S có BS.CK2 Trần Chí Dũng, ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường.
Ngay sau thời gian can thiệp kéo dài 1 giờ 30 phút, huyết áp bệnh nhân đã trở về bình thường. sau can thiệp bệnh nhân chỉ cần nằm nghỉ tại giường 12-24 giờ. sau đó có thể đi lại vận động nhẹ nhàng. bệnh nhân dựa kiến sẽ được xuất viện sau can thiệp từ 2-3 ngày.
Hình ảnh trước và sau nong và đặt stent động mạch chủ
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: khi phát hiện có dấu hiệu tăng huyết áp ở người trẻ hoặc tăng huyết áp không kiểm soát được có nghĩa là huyết áp tăng cao dù đã uống Thu*c điều trị tăng huyết áp thì nên đi đến khám tầm soát và tìm nguyên nhân của tăng huyết áp.
Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch vào điều trị can thiệp các bệnh lý tim bẩm sinh đã được áp dụng rộng rãi. VD: Bít dù thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, nong hẹp eo động mạch phổi, nong hẹp eo động mạch chủ…
Hẹp eo động mạch chủ là một bệnh cảnh xếp hàng thứ 6 trong nhóm bệnh tim bẩm sinh thường gặp như: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, tứ chứng fallot…
Bệnh cảnh hẹp eo động mạch chủ thường âm thầm. Một dấu hiệu cần đặc biệt chú ý đó là tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ tuổi (<35 tuổi), tăng huyết áp rất cao và khó kiểm soát bằng chế độ ăn hoặc bằng một số Thu*c hạ áp đơn giản. Bệnh đã có từ lúc mới sinh.
Một dấu hiệu có độ phát hiện cao đó là ghi nhận huyết áp tay tăng cao tuy nhiên ĐM 2 bên bẹn thấp hơn nhiều. khi đo thấy huyết áp chi dưới thấp hơn huyết áp chi trên > 10-20mmHg. Nên chúng tôi khuyến cáo khi thấy biểu hiện huyết áp tay chân không tương xứng với nhau hoặc độ này thành mạch khác nhau thì cần chú ý đến bệnh cảnh này.
Bệnh sẽ để lại một số hậu quả: tăng huyết áp cao sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, suy tim, lớn tim, đau ngực, khó thở, vỡ động mạch chủ ngực.
Vấn đề tầm soát các nguyên nhân tăng huyết áp ở người trẻ là việc làm hết sức cần thiết để tìm ra căn nguyên của bệnh.
Đức Thịnh - Hồng Nhung
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com