MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người già Việt Nam đối mặt gánh nặng bệnh tật kép

Theo Tổng cục Dân số, bình quân mỗi người già Việt Nam có 3 bệnh, nguy cơ tàn phế do lão hóa, chi phí điều trị lớn.
Mục lục

Ngày 3/8, trả lời VnExpress, bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ Trưởng Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, cho biết số người trên 60 tuổi ở Việt Nam đang tăng lên rất nhanh.

Cụ thể giai đoạn 2009-2019, số lượng người cao tuổi tăng từ 7,67 triệu lên 11,4 triệu, dự báo năm 2030 lên 18 triệu (chiếm 17,5% dân số).

Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ mới chuyển sang giai đoạn già hóa dân số như Pháp 115 năm, Australia 73 năm..., còn Việt Nam chỉ khoảng 26 năm.

"Điều này cho thấy tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển và nước ta có rất ít thời gian để chuẩn bị cho một xã hội dân số già", ông Phương nói.

Theo thống kê của tổng cục dân số, tuổi thọ bình quân của người việt nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước. cụ thể, phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm. trong khi đó, tuổi thọ trung bình ở việt nam cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi thấp (64 tuổi); đặc biệt, 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu.

Theo ông phương, người cao tuổi việt nam đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép", bình quân mỗi người già có ba bệnh, nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn, trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng.

"tình trạng này không chỉ làm suy yếu khả năng lao động, giảm thu nhập mà còn tăng chi tiêu y tế. chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi thường cao gấp 8-10 lần người trẻ. chăm sóc sức khỏe vừa là nhu cầu, vừa là thách thức lớn đối với người cao tuổi", ông phương nói.

Bên cạnh đó, bác sĩ phương cho rằng người cao tuổi gia tăng sẽ là gánh nặng phụ thuộc đối với người lao động. năm 2014, cứ 100 người trong độ tuổi lao động, tương ứng có 15 người cao tuổi. quá trình già hóa làm cho người cao tuổi tăng lên, còn người trong độ tuổi lao động giảm dần. vì vậy, đến giữa thế kỷ này, tương ứng với 100 người trong độ tuổi lao động có tới 43 người cao tuổi.

"Điều này cho thấy, gánh nặng phụ thuộc của người lao động tăng lên. Nếu năng suất lao động không tăng nhanh hơn, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong tích lũy và đầu tư, khó đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và tránh được 'bẫy thu nhập trung bình'", ông Phương cho hay.

Người già kiểm tra đường huyết tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Người già kiểm tra đường huyết tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Một khó khăn nữa với người già việt nam là 73% không có lương hưu và phải sống phụ thuộc vào con cái, theo số liệu từ tổng cục dân số. cụ thể, 65,7% người cao tuổi sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp, thu nhập không ổn định. đồng bằng sông hồng là khu vực có tỷ lệ người cao tuổi đông nhất, chiếm 28% và thấp nhất là khu vực tây nguyên với 4%.

Do đó, bác sĩ phương khuyến nghị, để đảm bảo an sinh cho người cao tuổi cần đẩy mạnh phát triển bảo hiểm xã hội cho người lao động, đặc biệt bảo hiểm xã hội tự nguyện. đây là một trong những biện pháp "lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ".

Mặt khác, việc tạo điều kiện cho người cao tuổi tiếp tục tham gia hoạt động kinh tế là một đòi hỏi vừa cấp bách vừa lâu dài, song hành cùng quá trình già hóa. lý do nhiều người già vẫn khỏe mạnh, nhiều kinh nghiệm, khả năng và có nhu cầu được lao động. thực tế, tỷ lệ người cao tuổi hoạt động kinh tế tăng không ngừng và hiện đã đạt hơn 40%. tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực và nhiều người cao tuổi chưa có việc làm.

Ông Phương kiến nghị chiến lược này có thể triển khai thông qua việc khuyến khích các cơ sở, đặc biệt là khối tư nhân sử dụng lao động người cao tuổi. Nâng cao tuổi về hưu, trước hết là những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, cải thiện điều kiện làm việc cho phù hợp với người cao tuổi. Thành lập các trung tâm thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp cho đối tượng này.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-gia-viet-nam-doi-mat-ganh-nang-benh-tat-kep-4495085.html)

Chủ đề liên quan:

dân số già người cao tuổi tin nóng

Tin cùng nội dung

  • Phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi
    Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Orihome có nhận chăm sóc Việt kiều không?
    Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer- nỗi lo của người cao tuổi
    Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi
    Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Bảng đánh giá nhà ở dành cho người cao tuổi
    Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống
    Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi ở người cao tuổi
    Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bài Thuốc dân gian chữa viêm phế quản ở người cao tuổi
    Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Chăm sóc dự phòng cho người cao tuổi
    Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
    Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY