Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
Hôm nay, hội thảo đầu tiên về Nội dung quản lý thú y với động vật có nguồn gốc
hoang dã diễn ra tại vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.
Hội thảo nhằm tăng cường quản lý động vật có nguồn gốc
hoang dã, từ đó giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn tới sức khỏe của con người, vật nuôi và động vật
hoang dã, đồng thời tối đa hóa lợi ích bảo tồn đối với quần thể loài
hoang dã trong tự nhiên.
Các chuyên gia về động vật đều cho rằng, gây nuôi động vật
hoang dã, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp, nhất là buôn bán quốc tế, là một trong những tác nhân lây lan bệnh dịch từ nguồn gốc
hoang dã sang động vật nuôi và người do có sự thay đổi nhanh chóng và đa dạng của vật chủ.
Bác sĩ thú y Leanne Clark, thuộc tổ chức bảo tồn động vật
hoang dã (WCS) cảnh báo: “Động vật
hoang dã trong quá trình vận chuyển thường rất yếu và mẫn cảm với môi trường mới, đây là mối tiềm ẩn các loài bệnh dịch đe dọa tới sức khỏe con người cũng như vật nuôi".
"Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài
hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS, cúm gia cầm, H5N1, sán não phổi", bà Leanne Clark nhấn mạnh.
Theo tiến sĩ Hà Công Tuấn, phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, con người phải có trách nhiệm với bảo vệ động vật
hoang dã, ngăn chặn buôn bán trái phép các loài
hoang dã và kiểm soát các
dịch bệnh có thể lây truyền từ các loài
hoang dã.
Hội thảo Quản lý thú y với động vật có nguồn gốc
hoang dã do Tổng cục Lâm nghiệp, với Cục Thú Y và WCS tổ chức, với sự tham gia của hơn 50 cán bộ quản lý, bảo tồn thiên nhiên, kiểm dịch và các tỉnh, thành trọng điểm về buôn bán loài
hoang dã.
Theo Hoài Thu - VnExpress