MangYTe

Mắt hôm nay

Nguy hiểm biến chứng đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường

Ở người bệnh đái tháo đường bệnh đục thủy tinh thể không đợi tuổi, đó là một trong những biến chứng thường thấy nhất ở mắt của căn bệnh này.
Mục lục

Đi khám mắt mờ, ra đái tháo đường

Một dạo chị Hoàng Thúy Hạnh (Từ Liêm, Hà Nội) thường xuyên có cảm giác mờ mắt, tuy nhiên mọi sinh hoạt của chị vẫn bình thường. Công việc của chị Hạnh cũng khá bận rộn và căng thẳng nên chị nghĩ những dấu hiệu trên chỉ là do chị làm việc nhiều.

Cho tới khi tình trạng mờ mắt kéo dài, chị được khuyên đi khám mắt xem có trục trặc gì không. Khi khám các bác sĩ cho biết, chị phải đục thủy tinh thể, chị rất ngạc nhiên vì chị chỉ nghĩ bệnh này chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, trong khi chị mới 45 tuổi, cái tuổi vẫn chưa thể gọi là già được.

Sau đó các bác sĩ cho chị làm một số xét nghiệm, thì thấy đường huyết thì thấy đường huyết cao. Lúc này các bác sĩ mới khẳng định chị bị đục thủy tinh thể do biến chứng của đái tháo đường. Tới lúc này chị Hạnh mới ngớ người, thì ra lâu nay những cơn chóng mặt, hạ đường huyết là do chị bị đái tháo đường, vậy mà lâu nay chị cứ đổ thừa cho công việc và chế độ ăn uống thất thường.

BS. Đặng Văn Quế (Phó Giám đốc, BV Mắt Quốc tế) cho biết, đến phẫu thuật thay thủy tinh thể tại bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân là do biến chứng của đái tháo đường. Trường hợp của chị Hạnh trên không phải là ngoại lệ. Bởi đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới toàn thân, từ mắt, não, thận, đến tim.

Cơ chế ảnh hưởng củabiến chứngđái tháođườnglà do vì khi lượng đường trong máu tăng lên, độ quánh trong đó nhiều hơn, thêm vào đó nó gây ra tình trạng xơ vữa mạch máu, nó làm dày thành mạch máu làm thu hẹp mạch máu.

Mạch máu vừa bị thu hẹp, độ quánh của máu lại cao khiến sự vận chuyển máu chậm chạp, khó khăn hơn. Các mao mạch ở vùng mắt, ở tim, ở thận, ở não hay ở các chi cũng thế, nó bị thu hẹp lại nên gây ra tình trạng thiếu máu. Từ đó gây ra những tổn thương ở những bộ phận này, trong đó, ở vị trí mắt biến chứng thường gặp nhất là đục thủy tinh thể.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì khoảng 70% người trên 60 tuổi bị đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở người bệnh đái tháo đường thì càng ngày càng cao hơn, chiếm khoảng 90%. Hơn thế nữa, ở bệnh nhân đái tháo đường bệnh đục thủy tinh thể không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà nhiều người trẻ tuổi cũng đã gặp phải tình trạng bệnh này.

Bên cạnh đó, diễn tiến bệnh ở người bệnh đái tháo đường cũng nhanh hơn rất nhiều so với người bình thường. Diễn tiến đục thủy tinh thể ở người bình thường có thể tính hàng năm, nhưng ở người đái tháo đường chỉ tính đến tháng.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là biện pháp duy nhất

BS Quế cho biết, với những người bị đục thủy tinh thể, giải pháp duy nhất để điều trị là phẫu thuật thay thủy tinh thể. Việc phẫu thuật này hiện nay thực hiện rất đơn giản. Trước đây, mổ thay thủy tinh thể phải nằm viện cả nửa tháng, nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thời gian dần rút xuống còn 1 tuần. Và đến nay thì, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 1 giờ sau mổ là có thể ra về.

Thêm vào đó, trước kia khi mổ thay thủy tinh thể thì vết mổ lớn, có khi đến 30mm, đến giờ vết mổ hạ xuống cả chục lần, từ 2,2-3,2mm. Do vết mổ nhỏ như vậy nên nó chóng liền và không cần phải khâu vá gì cả.

BS Quế cho rằng, việc mổ thay thủy tinh thể bây giờ nhanh, gọn và không cần phải băng bó gì nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện nó mà không phải lo đau đớn hay mất quá nhiều thời gian, và nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt.

Về nguyên tắc cả người bị bệnh đái tháo đường lẫn người bình thường đều phải giữ vệ sinh nghiêm ngặt sau mổ. Tuy nhiên đối với người bị đái tháo đường thì sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Biến chứng sau mổ thì cả hai đối tượng cũng đều như nhau, ví dụ như chảy nước mắt, cảm thấy cộm ở mắt, có thể hơi xốn xang ở mắt, nặng hơn chút nữa có thể thấy đau nhức mắt, hoặc mờ mắt. Nếu nhẹ thì chỉ khoảng 2-3 ngày là hết, những trường hợp đau nhức mắt thì phải quay lại bệnh viện để bác sỹ kiểm tra lại ngay.

Sau mổ, bệnh nhân thường cảm thấy hơi ngứa, hơi cộm nên theo thói quen họ sẽ đưa tay lên dụi mắt. Do đó, thường thì sau khi mổ bệnh nhân sẽ được phát cho một chiếc kính bảo hộ, để khi đưa tay lên dụi mắt thì qua lớp kính họ sẽ không làm tổn thương đến mắt.

Hơn nữa, chiếc kính bảo hộ này còn có tác dụng chống khói, bụi, nước bẩn- là những điều mà bệnh nhân sau phẫu thuật thay thủy tinh thể được khuyến cáo tránh tuyệt đối. Do đó, sau phẫu thuật bệnh nhân nên thường xuyên đeo kính bảo hộ này theo chỉ dẫn và thời gian khuyến cáo của bác sĩ.

Hết sức cẩn thận sau khi mổ

BS Quế vẫn nhớ trường hợp một bệnh nhân ở chợ Ninh Hiệp – Hà Nội, bệnh nhân này làm nghề bán vải. Sau mổ chị được bệnh viện phát cho kính đeo và dặn tránh khói, tránh bụi, gội đầu thì nên ra hiệu gội để tránh nước bẩn bắn vào mắt, nhất là xà phòng.

Hàng ngày, chị này vẫn ra chợ bán hàng, khi bán hàng thì chị ấy phải xé vải, có rất nhiều bụi vải bay ra. Tuy nhiên, khi bán hàng chị ngượng nên không đeo kính bảo hộ. Sau mổ được 2-3 hôm sau thì mắt chị bị đỏ, chị ấy quay lại bệnh viện và hỏi bác sĩ: “các ông mổ cho tôi thế nào mà giờ mắt tôi lại đỏ lên, bây giờ ngứa khó chịu lắm”. Các bác sỹ kiểm tra thấy thủy tinh thể hoàn toàn bình thường.

Các bác sĩ yêu cầu chị ở lại bệnh viện nhỏ Thu*c và theo dõi, và 2 ngày sau thì mắt chị hết đỏ, hết ngứa, bản thân chị ấy thấy hoàn toàn bình thường nên bác sĩ cho về. Nhưng 2 hôm sau thì chị ấy lại đến, lại mắt đỏ hoe lên, các bác sĩ phải hỏi kỹ là chị làm nghề gì, có liên quan đến khói bụi hay nước bẩn không? Lúc ấy chị ấy mới nói là chị ấy bán vải và các bác sĩ tìm ra được nguyên nhân, bác sĩ khuyên chị nếu muốn khỏi bệnh thì phải kiêng ít nhất nửa tháng, phải tránh bụi vải và đeo kính thường xuyên. Từ đó chị ấy không phải trở lại bệnh viện để kiểm tra lại nữa.

Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh thì người bệnh sau phẫu thuật cần tránh chơi những môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá… Đã từng có trường hợp bệnh nhân bị cầu đập vào mắt làm sai lệch thủy tinh thể.

Sau mổ bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại chất kích thích như rượu bia, Thu*c lá…

Với những người bệnh đái tháo đường, để hạn chế biến chứng đục thủy tinh thể, người bệnh cần giữ cho đường huyết ổn định bằng cách: chế độ ăn uống hợp lý, chế độ luyện tập và dùng Thu*c thường xuyên, điều độ.

Bên cạnh đó, khi trời nắng mọi người nên tránh nắng, ra đường nên đeo kính râm vì chính tia tử ngoại cũng làm ảnh hưởng, làm tăng độ đục thủy tinh thể…

Theo Lê Hường - Sức khỏe gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguy-hiem-bien-chung-duc-thuy-tinh-the-o-nguoi-benh-tieu-duong-n247993.html)

Tin cùng nội dung

  • Bài Thuốc chữa bệnh đái tháo đường
    Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Món cháo dùng cho người bệnh đái tháo đường
    Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thông tin về Bệnh tiểu đường
    Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường
    Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Đục thủy tinh thể là gì Triệu chứng của đục thủy tinh thể
    Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Đục thủy tinh thể Điều trị và mổ đục thủy tinh thể
    Đục thủy tinh thể - Những thông tin về cách điều trị, các xét nghiệm, quy trình mổ đục thủy tinh thể. Chi phí và nguy cơ biến chứng của ca phẫu thuật.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết
    Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
    Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
    Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Nhiễm trùng virus Papilloma (HPV) ở người
    Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY