MangYTe

Tâm linh hôm nay

Nhà báo: Xin hãy cẩn thận với lời của mình vì không ai tránh được nhân quả

Thời đại internet, một lời thị phi như những mũi tên tẩm độc bay nhanh như gió, phát tán nhanh như virus, hủy hoại đời sống chúng sanh. Nên các nhà báo hãy cẩn trọng ngôn từ của mình khi viết báo, khi biên tập và duyệt bài, khi múa bàn phím trên mạng xã hội.
Mục lục

Theo nhà Phật, lời nói nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu. Nghiệp và quả báo tạo thành luật nhân quả, nghiệp chính là hành động tạo tác nhiều lần và có chủ ý, của Thân, Miệng và Ý, là nguyên nhân đưa tới quả báo, luật nhân quả tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi.

Theo kinh Phật, nếu gieo nghiệp thiện thì sẽ sanh ở cõi Trời, Người, Atula, còn nếu tạo nghiệp ác thì sẽ bị đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong đó phần Miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Nhưng đối với đạo Phật tu là chuyển được nghiệp.

Người Trung Hoa có câu “Phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”, nghĩa là, xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ Gi*t người, do lời nói ác. Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.

Theo giáo lý Nhà Phật, trong mười cái nghiệp của con người, thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa:

1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không

2. Nói lời hung ác

3. Nói lưỡi đôi chiều

4. Nói lời thêu dệt.

Trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:

5. Ăn uống cầu kỳ,

6. Phê bình, khen chê,

7. Rêu rao lỗi của mọi người, (tứ chúng) toàn là những điều tổn phước và theo luật nhân quả tội phải đoạ vào địa ngục, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẩn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.

Do vậy kinh cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có bốn hạng người chúng ta nên tránh:

1. Hay nói lỗi kẻ khác

2. Hay nói chuyện mê tín, tà kiến

3. Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)

4. Làm ít kể nhiều.

Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi. Thời đại internet, một lời thị phi như những mũi tên tẩm độc bay nhanh như gió, phát tán nhanh như virus, hủy hoại đời sống chúng sanh. Nên các nhà báo hãy cẩn trọng ngôn từ của mình khi viết báo, khi biên tập và duyệt bài, khi "múa bàn phím" trên mạng xã hội. Chúng ta có thể tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ, có thể quả báo đến trước hoặc sau nhưng không thể thoát được nhân quả như lời ông bà dạy: Gieo gió ắt gặt bão!

Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị măc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người.

Tuệ Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nha-bao-xin-hay-can-than-voi-loi-cua-minh-vi-khong-ai-tranh-duoc-nhan-qua-d35551.html)

Tin cùng nội dung

  • Hé lộ nguyên nhân khiến người từng khiến 1 nữ nhà báo vào tù, cũng phải... vào tù
    Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, ông chủ khu du lịch Phú Hữu ký nhiều hợp đồng huy động vốn, nhưng có nhiều điều khoản bất lợi đối với khách hàng...
  • Nữ Nhà báo bật mí cách làm video content “lấy cảm xúc” người xem
    Tự tay tạo ra và biên tập video bằng những ý tưởng độc đáo mang đậm phong cách cá nhân để quảng bá thương hiệu, chất lượng không kém gì các nhà làm phim chuyên nghiệp – Đó là những gì bạn có thể làm được chỉ sau 6 buổi học video content chuyên sâu với Huấn luyện viên, Nhà báo Phạm Nhung – CEO của Công ty Cổ phần Truyền thông và Dược phẩm VCM Việt Nam (VCM) Việt Nam, người có kinh nghiệm hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực báo chí truyền hình.
  • Nhà báo, đi và viết
    Với tôi, cuộc đời làm báo, có lẽ được tính từ cái tin ngắn bé bằng nửa bàn tay viết về tăng gia rau xanh được in trên báo Quân đội Nhân dân cách đây khoảng 40 năm.
  • Nhà báo Hữu Thọ qua đời
    Nhà báo Hữu Thọ nguyên là Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ nhiệm khoa Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền...
  • Nhà báo 96 tuổi vẫn miệt mài làm việc
    Đó là nhà báo Tống Hồ Cầm: sinh 23/2/1918; Bút danh: Tống Anh Nghị. Ông đã có hơn 70 năm viết văn, làm thơ, báo.
  • Đâu rồi các nhà báo chân chính?
    Người càng hiểu biết càng điềm đạm, chín chắn và sâu sắc trước một biến cố. Ngược lại, người càng nông cạn càng tỏ ra hiếu chiến và phản ứng dữ dội theo một chiều hướng mà có thể đúng hoặc sai.
  • Bí quyết dạy 2 con đoạt giải Toán quốc tế của một nhà báo
    Nhà báo Hoàng Thảo Minh tâm sự: “Chúng tôi không hề ép buộc các con điều gì. Tất cả đều từ sở thích và khả năng của các cháu.
  • Tôi đã từng từ chối mổ cho nhà báo
    Ngay trước hôm mổ, tôi phát hiện bệnh nhân đó là phóng viên của tờ báo đã đăng cả loạt bài về tôi. Tôi quyết định không mổ cho nhà báo đó. Tôi đã nói thẳng mọi chuyện với anh ta và thân nhân. Tôi chọn giải pháp ít xấu nhất cho mình, và cả cho bệnh nhân..
  • Nhà báo nước ngoài đánh giá cao y tế cơ sở của Việt Nam
    Ðầu tư cho y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản) gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược chăm sóc sức khỏe đỡ tốn kém
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY