Đây là những điều cần biết và nên tránh khi xây nhà hoặc chuyển nhà để gia chủ có thể gọi tài lộc về nhà.
Có hai loại năm nhuận là năm nhuận dương lịch và năm nhuận âm lịch.
* Năm nhuận là gì?
Năm nhuận dương lịch hay còn được gọi là Thái dương. Coi một vòng trái đất quanh xung quanh mặt trời xong là một năm. Theo cách tính của các nước phương Tây nên gọi là “lịch tây”. Thường lấy thời gian đó là 365 ngày, cứ 4 năm sẽ có một năm có 366 ngày và năm đó sẽ lấy làm năm nhuận (dương lịch). Vậy tính theo nguyên tắc: tất cả những năm công nguyên có số năm chia hết cho 4 sẽ là năm nhuận.
Đối với năm nhuận âm lịch, coi thời gian mặt trăng quanh quay xung quanh trái đất một vòng là 1 tháng. Những tháng có tiết nhưng không có khí là một tháng nhuận. Năm có xuất hiện tháng nhuận sẽ làm năm nhuận (âm lịch). Một năm nhuận theo âm lịch sẽ có 13 tháng thay vì 12 tháng như nhuận dương lịch. Tính bình quân cứ 19 năm sẽ có 7 tháng nhuận.
* Tháng nhuận thế nào?
Tháng nhuận tức là tháng thừa ra, dôi ra. Khái niệm tháng nhuận chỉ xuất hiện ở lịch âm, tức lịch Mặt Trăng.
Trong lịch âm, 1 năm có 354 ngày, thời gian dư ra chênh lệch sau mỗi 3 năm đủ để tích lũy thành 1 tháng.
Để tránh sự sai lệch thời gian quá lớn sau nhiều năm, người ta quy ước cứ 3 năm lại có 1 tháng nhuận, tháng này không cố định mà luân phiên thay đổi theo từng năm nhuận.
1. Xây nhà năm nhuận có tốt không?
Như đã nêu phía trên đủ để thấy rằng, bản chất của năm nhuận, dù âm lịch hay dương lịch, cũng chỉ để đảm bảo đồng bộ hay thống nhất việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết.
Năm nhuận chính là cách điều chỉnh phương pháp tính toán cho thống nhất, chứ không liên quan gì đến dư dả, sung túc, may mắn hay thuận lợi.
Vì thế, dù là năm nhuận hay không nhuận không ảnh hưởng đến phương pháp xem ngày giờ để động thổ, khởi công, hay xây sửa, tu tạo.
Muốn biết việc xây dựng nhà cửa có thuận lợi, cát lành hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Quan niệm dân gian truyền thống coi trọng cách tính tuổi làm nhà, xem tuổi xây nhà, nhưng về mặt phong thủy khoa học lại chú trọng việc đo đạc chính xác tọa hướng của mảnh đất, từ đó chọn thời gian tương ứng để kích hoạt địa thế tốt, giúp quá trình xây dựng, tu bổ diễn ra thuận lợi, không có trục trặc phát sinh.
Nếu chỉ thuần túy xem theo tuổi, không để ý đến thời gian hay phương vị động thổ, sẽ có những bất lợi khó kiểm soát được trong quá trình xây sửa, hay sau khi vào ở. Vì thế, cần xem xét kỹ càng trước khi tiến hành xây sửa, tránh phải lăn tăn sau này.
2. Chuyển nhà vào tháng nhuận, nên hay không nên?
Quan niệm dân gian truyền thống cho rằng, năm nhuận là năm cuối cùng hoàn thiện một chu kỳ để mở ra một chu kỳ mới nên sinh khí sẽ sớm phát hơn.
Theo quan niệm của người Phương Đông, năm nhuận nói chung, tháng nhuận nói riêng sẽ tốt lành cho những khởi đầu tạo dựng sự nghiệp, dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa…
Một số nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng, bản chất “nhuận” tức là “thừa ra”, ý chỉ sự sung túc, may mắn, dư dả về tiền bạc, sức khỏe…
Hay nghĩ một cách đơn giản hơn, 1 năm có dư ra 1 tháng, việc xây nhà, chuyển nhà hay làm bất kỳ 1 việc quan trọng nào… cũng đều thuận lợi vì không bị gấp gáp về mặt thời gian.
Khi đó, tinh thần thoải mái, làm mọi việc sẽ được lộc hơn, gia đình cũng sung túc, thịnh vượng hơn.
Về bản chất của năm nhuận dù là dương lịch hay âm lịch cũng chỉ là để đảm bảo có sự đồng bộ của năm thiên văn (âm lịch) với năm trên lịch (dương lịch) mà thôi.
Vì thế, tháng nhuận hay không, không ảnh hưởng đến việc xem ngày giờ tốt để chuyển nhà từ nơi ở cũ sang nơi ở mới.
Mà chỉ nên xem xét tháng đó có thích hợp để chuyển nhà hay không, rồi kế tiếp chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, tránh ngày xung khắc với bản mệnh.
Nếu không có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn an tâm hơn thì các gia chủ có thể nhờ các chuyên gia phong thủy tư vấn, xem ngày giờ giúp cho quá trình chuyển nhà thuận lợi, suôn sẻ, không có trục trặc phát sinh gì,...
3. Những điều cần chú ý khi xây nhà
* Kết cấu nhà
Khi thiết kế kết cấu căn nhà cần tránh những điều sau:
Tường: Xây chân tường yếu cũng giống như nền móng gia đình suy yếu, tường bao quanh nhà cao quá làm hỏng bố cục của ngôi nhà.
Phòng ốc: Số phòng trong nhà liên quan đến chuyện lành dữ của các thành viên trong gia đình. Do đó cần tuân theo số may mắn để được phúc, số phòng cần tránh chẵn, lấy số lẻ. Khi thiết kế phòng ốc trong nhà cần lưu ý phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính dù cùng một sân, phòng vệ sinh không liền với bếp, hoặc đối diện với bếp. Cửa chính không đối diện nhà vệ sinh, nhà bếp.
Phòng khách: Phải xuyên suốt, tầm nhìn không bị che chắn, nếu có hai phòng khách thì diện tích hai phòng không được tương đương, phải một lớn, một nhỏ. Phòng khách lớn ở đằng trước, phòng khách nhỏ ở phía sau.
Phòng ngủ: Không nên đặt bàn thờ
Phòng bếp: Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước, không đặt bếp ở giữa hai vòi nước, không đặt bếp lộ thiên, phía trước cửa nhà hoặc phía trước phòng khách. Nên bố trí gian bếp ở nửa phía sau của toàn ngôi nhà.
* Về kiến trúc nhà
Tương tự như kiểu nhà, khi làm nhà mới, gia chủ cần tránh những điều kiêng kị trong dáng nhà để cả nhà được an cư lạc nghiệp, khỏe mạnh, bình an một đời.
Kiểu dáng chân tường yếu: Đây là kiểu rất ít khi người ta mắc phải nhưng cũng không phải không có. Mọi thứ đều bắt đầu từ gốc rễ, có gốc mới có ngọn.
Tuy nhiên khi xây dựng kiểu chân tường yếu, cả gia đình có thể gặp những tai ương. Hơn nữa gia thế còn suy vong, từ giàu sang nghèo chỉ là một chốc một lát, con cái bạo ngược, không nghe lời cha mẹ.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo.