Khoa học công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống con người. tuy nhiên, bên cạnh cái được, mặt trái lại bị bỏ qua, nhất là những căn bệnh phát sinh từ cuộc sống hiện đại, lệ thuộc quá mức vào các thiết bị truyền thông cho đến các chứng nghiện nguy hiểm và cả căn bệnh dị ứng nan y.
Theo tờ Daily Mail số ra đầu tháng 7, gần đây tại Anh đã xuất hiện căn bệnh cực kỳ lạ chưa được nhắc đến trong y văn thế giới, thậm chí trong từ điển y khoa hiện đại cũng chưa thấy nhắc đến, đó là bệnh
dị ứng">
dị ứng với
điện,
dị ứng">
dị ứng với thế giới công nghệ.
Bệnh nhân mới nhất là bà Jackie Lindsey, 50 tuổi ở Wimborne, Dorset, hiện đang phải chống chọi với căn bệnh này. Bệnh có tên Hội chứng mẫn cảm điện từ thái quá (EHS), hiện tượng cực kỳ hiếm gặp khiến người trong cuộc phải né tránh thành quả khoa học, quay lại sử dụng các phương tiện thắp sáng thủ công, dùng gas để nấu ăn và sưởi ấm... Do liên quan đến điện nên căn bệnh còn cướp đi nhiều quyền lợi sát sườn khác như tránh xa các thiết bị
điện tử cá nhân,
Wi-Fi, điện thoại di động, máy tính… và nghiêm trọng hơn là bị
sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng khi đến gần các thiết bị này. Để phòng tránh, bà Jackie Lindsey phải mang trang phục phòng hộ “đặc dụng” trùm kín từ đầu đến chân, có khả năng phản chiếu từ trường và dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra mức từ trường EMF (Electromagnetic hypersensitivity) mỗi khi tiếp xúc, nếu cao quá phải tránh xa.
Trước khi mắc căn bệnh nan y nói trên, bà Jackie Lindsey hoàn toàn bình thường khỏe mạnh nhưng khi lên 8 bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhức mắt, tê mỏi chân tay nhưng đi khám ở đâu cũng không phát hiện được bệnh. Cuối cùng bà Jackie Lindsey đã quyết định tự mình cứu mình bằng cách tự chẩn đoán, cứ đến gần các thiết bị điện bà lại phát bệnh, và tránh xa bệnh giảm, như khi tắt hết các thiết bị thắp sáng trong nhà, thiết bị điện tử… và cuối cùng bà Lindsey khẳng định bản thân bị
dị ứng">
dị ứng điện, hay gọi theo thuật ngữ y học là hội chứng EHS.
Trước đó, một trường hợp khác ở Anh cũng mắc phải căn bệnh này là ông Peter Lloyd, 42 tuổi ở London, hiện đã mất khả năng đi lại và phải dùng đến xe lăn, hạn chế tới mức thấp nhất tiếp xúc với nguồn điện. Theo Lloyd, ông luôn cảm thấy choáng váng, đau đầu mỗi khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử, ví dụ nhìn vào màn hình máy tính hoặc màn hình điện thoại di động hay nghe nhạc CD là đau đầu, chóng mặt, khó khăn khi giao tiếp, mất ý thức, lú lẫn, thậm chí ký các giấy tờ cá nhân cũng gặp khó khăn. Do bệnh tình ngày càng tiến triển nên ông Peter Lloyd đã phải chuyển về Cardiff ở trọ, nhưng chủ nhà ở London đã yêu cầu ông rời khỏi nơi trọ vì có mặt ông, người khác không được dùng điện. Hội đồng Cardiff có trách nhiệm pháp lý tìm nơi ở mới cho ông nhưng rất khó vì căn bệnh ông Lloyd mắc phải rất hiếm, buộc phải đưa vào bệnh viện, điều này gây bất lợi, nên gia đình đã làm cho ông một ngôi nhà phù hợp, không có điện và các thiết bị liên quan đến điện.