MangYTe

Bạn nên biết hôm nay

7 lưu ý giúp trẻ gầy tăng cân

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng, ưu tiên thực phẩm giàu năng lượng, đảm bảo giờ ăn nhất quán… là những cách có thể giúp trẻ tăng cân.
Mục lục

Trẻ nhẹ cân có nhiều nguyên nhân khác nhau, cần kết hợp nhiều giải pháp để can thiệp. theo thạc sĩ, bác sĩ nguyễn anh duy tùng - hệ thống phòng khám dinh dưỡng nutrihome, yếu tố dinh dưỡng, vận động, sự theo dõi chặt chẽ quá trình tăng trưởng của con đóng vai trò quan trọng.

Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để xác định chính xác mức độ nhẹ cân, tình trạng thiếu, thừa vi chất trong cơ thể, khai thác tiền sử bệnh, thói quen dinh dưỡng... từ đó, gia đình lập kế hoạch tăng cân, tăng cao cho trẻ với sự tư vấn, theo dõi của chuyên gia nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.

Về chăm sóc con tại nhà, bác sĩ tùng đưa ra 7 lưu ý ba mẹ có thể tham khảo để góp phần giúp trẻ tăng cân hiệu quả:

theo dõi biểu đồ tăng trưởng: để biết trẻ đang nhẹ cân ở mức độ nào, tăng trưởng ra sao, ba mẹ cần đối chiếu định kỳ cân nặng, chiều cao thực tế của con thông qua biểu đồ tăng trưởng (có thể nhờ bác sĩ nơi khám tư vấn giúp). biểu đồ tăng trưởng là một chỉ báo tốt về tình trạng dinh dưỡng tổng thể của trẻ em. nếu bé đang duy trì một mô hình phát triển bình thường, có thể dự đoán được trên đường cong, ba mẹ có thể yên tâm rằng con đang nhận lượng calo đầy đủ. nếu trẻ không tăng cân một cách thích hợp, ba mẹ có thể thấy đường cong tăng trưởng của trẻ không đều hoặc bị dẹt.

Bổ sung vi chất tổng hợp phù hợp: Trẻ có thể gầy bẩm sinh hoặc do cơ địa, do ăn uống không phù hợp dẫn đến không nhận đủ lượng vitamin, khoáng chất. Điều này cũng có thể gây ra giảm cân. Nếu trong bữa ăn hàng ngày, trẻ bỏ ăn một trong những nhóm thực phẩm chính (sữa, trái cây, rau, ngũ cốc, protein), ăn nhiều thực phẩm chế biến hơn thực phẩm tự nhiên, thì có thể cho bé dùng thêm các sản phẩm bổ sung vi chất. Tuy nhiên, dùng loại vi chất nào phù hợp với thể trạng, lứa tuổi của trẻ, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám, được bác sĩ chỉ định, kê toa.

Trẻ đo thành phần cơ thể với máy InBody 770. Ảnh: Nutrihome

Trẻ đo thành phần cơ thể với máy InBody 770. Ảnh: Nutrihome

Ưu tiên dùng thực phẩm giúp tăng cân: Đối với những trẻ gầy, việc tận dụng tối đa mỗi bữa ăn, thức uống có thể giúp bé tăng cân là rất quan trọng. Ba mẹ có thể sử dụng những thực phẩm giàu năng lượng giúp con tăng cân như: thêm hoặc nấu các loại rau với chất béo (bơ - dầu); thêm nước sốt như phô mai, nước sốt hollandaise hoặc kem chua để tăng cường lượng calo; trộn hoa quả tươi vào sữa chua, nước hoa quả hoặc bơ đậu phộng; mì ống nấu và quết với dầu ô liu, sau đó thêm bơ, phô mai hoặc nước sốt; chọn sữa nguyên chất với 2% chất béo; chế biến bột yến mạch với sữa thay vì nước; tăng cường các món nướng như bánh nướng xốp, bánh quy hoặc bánh kếp bổ dưỡng với trứng hoặc sữa bột khô.

Ăn nhẹ trước khi đi ngủ: Ngược lại với trẻ thừa cân, ba mẹ có thể cho bé thiếu cân dùng các bữa ăn nhẹ trước khi ngủ với lượng nhằm giúp bổ sung protein, calo. Khung thời gian trước khi đi ngủ là giờ "vàng" để nạp thêm một số calo, không bị đốt cháy một cách dễ dàng. Theo đó, trẻ có thể bổ sung đồ ăn nhẹ như: trái cây, ngũ cốc, trái cây sấy khô, rau và chất béo lành mạnh (các loại hạt, bơ hạt) hoặc protein (pho mát ít béo, sữa chua, cá ngừ). Sữa sô cô la ít béo, bánh quy giòn ngũ cốc; sinh tố làm từ quả mọng đông lạnh, sữa chua và ½ bánh sandwich phô mai nướng...

tuân thủ giờ ăn nhất quán: ba mẹ cần lên kế hoạch cho bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ diễn ra một cách nhất quán về thời gian. điều này có thể giúp hỗ trợ chu kỳ đói, thúc đẩy lượng chất dinh dưỡng đầy đủ. người lớn cần cung cấp bữa ăn chính, đồ ăn nhẹ cho trẻ sau mỗi 3-4 giờ, duy trì thói quen này thường xuyên, cân bằng.

duy trì hoạt động thể chất: ba mẹ cần khuyến khích trẻ hoạt động thể chất, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xây dựng, duy trì chu kỳ thèm ăn, gây ra cảm giác đói, kích thích trẻ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt. trẻ có thể tham gia các trò chơi vận động ngoài trời, đi bộ, bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng đá...

Chăm chút cho bữa ăn của con: Thay vì dọa nạt, ép trẻ ăn, ba mẹ nên dành thời gian chế biến những món ăn bắt mắt, nhiều màu sắc, mùi vị hấp dẫn, phong phú với một lịch trình bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ đều đặn. Gia đình cung cấp các loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp trẻ tự ăn ngon lành. Với trẻ lớn hơn, ba mẹ cũng nên cho phép bé chọn loại thức ăn mà trẻ thích ăn từ những món ba mẹ gợi ý, để bé tự quyết định về lượng trẻ sẽ ăn.

Bác sĩ Duy Tùng cho biết thêm, nhiều chất bổ sung trên thị trường có thể được thiết kế dành cho những trường hợp cụ thể nhất định, có thể chứa nhiều vitamin và protein đối với trẻ nhỏ. Mỗi trẻ là một cơ thể khác nhau. Do đó, ba mẹ nên đưa con đi khám để có chỉ định phù hợp. Thực phẩm bổ sung là một giải pháp ngắn hạn, không nên để trẻ phụ thuộc quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/7-luu-y-giup-tre-gay-tang-can-4524023.html)

Tin cùng nội dung

  • Ảnh hưởng của quá trình điều trị ung thư đến dinh dưỡng
    Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
    Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ dinh dưỡng và lối sống của những bệnh nhân ung thư
    Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ dinh dưỡng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư
    Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Dinh dưỡng và cách chăm sóc khi mắc bệnh ung thư
    Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường - Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết
    Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Thay đổi chế độ ăn uống của bạn: Hãy chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng
    Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Dinh dưỡng và sức khoẻ tinh thần
    Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
    Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Dinh dưỡng trong quá trình mang thai
    Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY