MangYTe

Bạn nên biết hôm nay

Thực phẩm từ đậu nành có an toàn cho trẻ?

Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu protein, tốt cho tim mạch và thúc đẩy khả năng phát triển lành mạnh cho trẻ.
Mục lục

Nhiều người nghi ngờ về tính an toàn của đậu nành với sức khỏe trẻ em vì dễ gây dị ứng. tuy nhiên, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành giàu protein, chứa tất cả các axit amin cơ thể cần nhận được từ thực phẩm.

Theo chuyên gia dinh dưỡng sally kuzemchak (mỹ), đậu nành nằm trong nhóm 101 thực phẩm lành mạnh cho trẻ em. đậu nành không chứa cholesterol, ít chất béo bão hòa và là một nguồn cung cấp chất xơ, sắt, canxi, kẽm và vitamin b dồi dào cho cơ thể. đậu nành kích thích phát triển chiều cao. hợp chất isoflavone trong đậu nành có vai trò bảo vệ tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu (ldl), cân bằng mức cholesterol tốt (hdl). bên cạnh đó, hợp chất isoflavone trong đậu nành có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.

Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành an toàn cho trẻ em. Ảnh: Freepik

Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành an toàn cho trẻ em. ảnh: freepik

Học viện nhi khoa mỹ cho biết trẻ uống sữa đậu nành có thể tốt cho sự phát triển trí não, ổn định đường tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng. đối với trẻ mắc chứng không dung nạp lactose, uống sữa đậu nành có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không lo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. phụ huynh có thể cho trẻ uống sữa đậu nành khi trẻ một tuổi, đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn chỉnh.

Một số lời đồn về đậu nành như các hợp chất có tên isoflavone trong đậu nành hoạt động giống như estrogen trong cơ thể, làm giảm nồng độ testosterone ở trẻ em trai và tăng nguy cơ ung thư vú cho trẻ em gái. tuy nhiên, đây là những thông tin không có căn cứ. trên thực tế, các bằng chứng cho thấy những cô gái ăn đậu nành thường xuyên có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư vú khi trưởng thành.

Đối với trẻ trên 2 tuổi, ăn từ 5-10 g protein đậu nành mỗi ngày hoặc uống một cốc sữa đậu nành, một nửa cốc đậu nành nấu chín, một miếng đậu phụ... là vừa đủ cho sức khỏe tổng thể.

Bạn có thể chế biến đậu nành thành nhiều món ăn khác nhau như tào phớ, sữa đậu nành, canh đậu hũ, đậu phụ luộc, chiên hoặc kho, ván đậu hoặc làm nhân một số món bánh. người lớn nên cố gắng cho trẻ ăn các món từ đậu nành tự nhiên, ít tinh chế; hạn chế các món ăn từ đậu nành đã qua nhiều công đoạn chế biến.

Anh Chi (Theo Parents)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/thuc-pham-tu-dau-nanh-co-an-toan-cho-tre-4524867.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư ở trẻ em
    Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Vụ con ruồi giá 500 triệu Cục An toàn Thực phẩm vào cuộc
    Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Chọn loại thú nuôi an toàn
    Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Chụp X quang có an toàn trong lúc mang thai?
    Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Suyễn ở trẻ em
    Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ em
    Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
    Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu ở Trẻ em
    Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em
    Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
    Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY