MangYTe

Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nước dùng làm thế này vừa nhanh lại ngọt thơm trong veo

Nói đến nước dùng, phần lớn chị em đều nghĩ ngay tới việc hầm xương mấy tiếng trên lửa nhỏ, hớt bọt, lọc váng mỡ… đôi khi nghĩ tới đã thấy lười, thấy ngại.
Mục lục

Với cách làm nước dùng từ rau củ dưới đây, bạn sẽ có ngay một nồi nước dùng ngọt thơm mà vị thanh nhẹ trong khi thời gian thực hiện lại ngắn hơn hẳn.

Nước dùng làm thế này vừa nhanh lại ngọt thơm trong veo - 1

Ảnh minh họa.

Nguyên liệu:

-30ml dầu oliu

-2 củ hành tây cỡ vừa, cắt múi cau

-2 nhánh cần tây chỉ lấy phần cọng, cắt thành khúc khoảng 3cm

-1 củ tỏi, bóc vỏ

-3 cây tỏi tây chỉ lấy phần cọng, cắt thành khúc khoảng 3cm

-3 củ cà rốt cỡ vừa, cắt thành các khối vuông khoảng 3cm

-Khoảng 2 lít nước

-200g nấm tươi, nên dùng nấm đùi gà, nấm mỡ hoặc nấm đông cô

-5g muối

-3g tiêu khô nguyên hạt

-Một nắm ngò rí (rau mùi)

-Vài nhánh hương thảo (tùy thích)

Cách làm:

Bước 1:

Trong một nồi lớn, làm nóng dầu ăn rồi thêm tỏi, hành tây, cần tây vào đảo khoảng 5 phút cho đến khi các nguyên liệu này mềm ra. Tiếp theo thêm cà rốt và tỏi tây, xào thêm 5 phút nữa.

Nước dùng làm thế này vừa nhanh lại ngọt thơm trong veo - 2

Bước 2:

Thêm nước và nấm, ngò, hương thảo, muối, tiêu hạt, đun sôi ở lửa vừa, sau đó hạ nhỏ lửa, đun khoảng 1 giờ (nếu có thời gian, bạn đun 1.5 giờ thì nước dùng sẽ ngon hơn nữa). Lưu ý không đậy vung nồi bạn nhé!

Nước dùng làm thế này vừa nhanh lại ngọt thơm trong veo - 3

Bước 3:

Dùng rây lọc lấy phần nước dùng, loại bỏ phần củ quả là xong. Nước dùng làm xong bạn có thể dùng để nấu canh, súp, hoặc lẩu đều rất ngon.

Nước dùng làm thế này vừa nhanh lại ngọt thơm trong veo - 4

Mách nhỏ:

-Nước dùng rau củ dùng thay cho nước lọc để nấu cơm sẽ mang lại hương vị ngọt thơm cực ấn tượng.

-Nếu chưa dùng hết ngay, bạn có thể cất nước dùng này trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 ngày. Nếu cấp đông, nước dùng vẫn thơm ngon trong vòng 6 tháng đấy!

Nước dùng làm thế này vừa nhanh lại ngọt thơm trong veo - 5

Công thức nước dùng trên sử dụng ít muối và không nhiều các loại lá gia vị để giữ được độ thanh mát của rau củ, ngoài ra nó cũng tiện dụng hơn khi bạn gia giảm muối hoặc gia vị vào các món ăn khác nhau và sẽ không làm ảnh hưởng đến hương vị của các món ăn khác.

- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.

Theo Kim/Đời sống gia đình

Link bài gốc Lấy link

https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/am-thuc/nuoc-dung-lam-the-nay-vua-nhanh-lai-ngot-thom-trong-veo-c80a29021.html

Theo Kim/Đời sống gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nuoc-dung-lam-the-nay-vua-nhanh-lai-ngot-thom-trong-veo/20231202093436936)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp - Thức ăn, vị Thuốc
    Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Người yếu S*nh l* nên kiêng thức ăn gì?
    Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Nguy cơ tiềm ẩn từ thức ăn mang theo
    Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Xử trí thế nào khi bị dị ứng thức ăn?
    Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ
    Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Dị ứng thức ăn, có cần dùng Thuốc?
    Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Xử trí cấp cứu bệnh nhân ngộ độc thức ăn
    Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn: Xử trí như thế nào?
    Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Bị sỏi thận phải kiêng thức ăn chứa canxi?
    Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Ngộ độc thức ăn chớ dùng Thuốc cầm tiêu chảy loperamid
    Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY