Áp dụng phác đồ và Thuốc điều trị chàm bội nhiễm phù hợp giúp cải thiện tình trạng thương tổn ngoài da, giúp kiểm soát tình trạng chàm bội nhiễm hiệu quả
chàm bội nhiễm là một trong những dạng chàm thương tổn nặng do các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển. áp dụng phác đồ và Thuốc điều trị chàm bội nhiễm cần đúng cách, đúng chỉ định để có kết quả tốt nhất.
Phác đồ điều trị chàm bội nhiễm
1. Chẩn đoán
Đối với phác đồ điều trị bệnh chàm bội nhiễm, công tác chẩn đoán rất quan trọng. thông thường bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán phân biệt.
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định thường dựa vào tính chất thương tổn trên bề mặt da để đánh giá tình trạng chàm bội nhiễm. thông thường, chẩn đoán bệnh nhân chàm bội nhiễm thường dựa vào một số yếu tố như:
Xuất hiện các mụn nước trên nền da đỏ. Các mụn nước này có thể giới hạn rõ hoặc không rõ ràng.
Chẩn đoán nguyên nhân
Là chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chàm ngoài da. Tuy nhiên bệnh nhân chàm da thường rất khó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt được áp dụng nhằm mục đích tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các bệnh ngoài da có dấu hiệu gần giống nhau. Đối với bệnh chàm bội nhiễm, bệnh nhân thường được thực hiện chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da như:
Bệnh tổ đỉa: thường không có hồng ban như bệnh chàm. Tình trạng mụn nước ở bệnh tổ đỉa thường ở sâu trong da. Đa số tình trạng tổ đỉa thường nằm ở các rìa bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân,… đặc điểm bệnh thường không vượt quá cổ tay, mắt cá chân,…
2. Điều trị
thông tin về phác đồ điều trị mang tính chất tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. việc điều trị trên thực tế có thể khác biệt tùy theo tình trạng bệnh.
Nguyên tắc điều trị chính đối với bệnh chàm bội nhiễm là ưu tiên tìm dị ứng nguyên gây bệnh để ngăn chặn tiếp xúc với da. trong điều trị cũng cần tránh sử dụng Thuốc tùy tiện vì một số loại Thuốc có thể là dị ứng nguyên gây bệnh, dùng không đúng cách có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng nặng nề hơn. đối với các nhóm Thuốc điều trị chàm cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn sử dụng Thuốc bôi có hoạt lực phù hợp.
Điều trị cục bộ theo giai đoạn
Đây là giai đoạn vết chàm có tình trạng rỉ nhiều dịch tiết, da thường xuyên ướt, nhờn do đó không nên sử dụng các loại Thuốc mỡ trong giai đoạn này vì có thể làm bít bề mặt da, làm nặng thêm tình trạng rỉ dịch, vết thương khó khô.
Đối với giai đoạn chàm bội nhiễm cấp tính, các bác sĩ thường ưu tiên sử dụng các loại Thuốc, dung dịch sát khuẩn ngoài da có hoạt lực nhẹ như: Thuốc tím pha loãng 1/20000, chlohexidine, hexamidine,… các loại Thuốc này có tác dụng rửa sạch nhẹ nhàng vết thương, loại bỏ vi khuẩn ngoài da. sau khi thương tổn đã được vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm hồ nước dùng ngoài da, dung dịch nitrate bạc 1% – 5% để sử dụng trên da giúp làm khô dịch tiết.
Giai đoạn bán cấp:
Trong thời gian điều trị chàm bội nhiễm giai đoạn bán cấp, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một số loại dung dịch bôi ngoài da để kiểm soát các triệu chứng. giai đoạn này bệnh nhân có thể được sử dụng dịch eosin 2% hay milian để vệ sinh và sử dụng trên vùng da thương tổn.
Giai đoạn mạn tính:
Đa số những trường hợp chàm mạn tính thường có dấu hiệu da dày sừng, khô và thương tổn trên bề mặt. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại Thuốc như Thuốc bôi dạng mỡ, corticoid, một số loại kem bôi chứa acid salicylic nhằm mục đích tiêu sừng trên bề mặt da.
Điều trị toàn thân
Bên cạnh điều trị cục bộ, điều trị toàn thân là một trong những hướng điều trị đối với những trường hợp chàm rải rác toàn thân. đa số những trường hợp điều trị toàn thân thường được chỉ định điều trị với một số nhóm Thuốc bao gồm:
Thuốc kháng histamine là một trong những loại Thuốc sử dụng để chống ngứa. Tuy không phải Thuốc điều trị chính đối với chàm bội nhiễm ngoài da nhưng Thuốc kháng histamine rất cần thiết để hạn chế tình trạng gãi gây thương tổn trên bề mặt da.
Điều trị theo nguyên nhân
Điều trị chàm bội nhiễm theo từng nguyên nhân khác nhau có thể áp dụng các loại Thuốc điều trị khác nhau cho phù hợp, đạt kết quả tối ưu nhất.
Đối với những bệnh nhân nhiễm vi nấm, có thể điều trị kết hợp với griseofulvin, ketoconazole, itraconazole hoặc những loại Thuốc chống nấm do bác sĩ chỉ định.
Thông tin trong bài viết không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, toa Thuốc và những chỉ định khác của bác sĩ điều trị.