MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Số ca nhiễm nCoV tại Nhật Bản lập kỷ lục

Số ca Covid-19 tại Nhật Bản ngày 3/2 vượt 100.000, tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới hơn 50%, tăng 1,7% so với một ngày trước đó.
Mục lục

Nguyên nhân của đợt bùng phát mới chủ yếu là do biến chủng omicron lây lan nhanh.

Nhật Bản đang xem xét gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 12 quận trong hai tuần, kể từ ngày 13/2. Hiện 34 trong số 47 quận của nước này ở tình trạng khẩn cấp, đòi hỏi thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Chính phủ cũng dự kiến mở rộng tình trạng bán khẩn cấp, hạn chế hoạt động của quán bar, doanh nghiệp, hạn chế đi lại giữa các quận ở Tokyo nhằm giảm áp lực cho hệ thống y tế, xã hội.

Hôm 3/2, Tokyo ghi nhận hơn 20.000 ca nhiễm mới, gần bằng mức cao kỷ lục trong ngày 2/2 là 21.000. Chính phủ quyết định đặt tỉnh phía tây Wakayama dưới tình trạng bán khẩn cấp.

Trong một cuộc họp thường kỳ, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết các biện pháp hạn chế bán khẩn cấp "có hiệu quả ở một mức độ nhất định, bởi tại một số khu vực, lượng ca nhiễm mới đang giảm".

Người dân Tokyo, Nhật Bản đeo khẩu trang phòng ngừa Covid-19 ngày 18/1. Ảnh: Reuters

Người dân Tokyo, Nhật Bản đeo khẩu trang phòng ngừa Covid-19 ngày 18/1. Ảnh: Reuters

Thủ tướng fumio kishida đã đề nghị điều chỉnh chiến lược ứng phó dịch bệnh phù hợp với các đặc điểm của biến chủng omicron có khả năng lây truyền cao, song ít gây ra các ca nhiễm nghiêm trọng.

Tỉnh Okinawa, một trong những khu vực đầu tiên được đặt trong tình trạng khẩn cấp hồi đầu tháng 1, đang có kế hoạch nới hạn chế kể từ ngày 7/1. theo thống đốc Denny Tamaki, các biện pháp phòng dịch và chương trình tiêm chủng đã góp phần hạn chế sự lây lan của virus.

Trước đó, khi omicron chưa xuất hiện, số ca nhiễm ở nhật bản thấp đến mức "không thể lý giải". trong hai năm đại dịch, nhật bản luôn có tỷ lệ nhiễm và t* vong thấp hơn nhiều so với các nước phương tây.

Dịch bệnh tại các nước châu Á nhìn chung ít nghiêm trọng hơn châu Âu và châu Mỹ, chủ yếu do chính phủ đã có kinh nghiệm ứng phó với SARS và MERS trước đây.

Thục Linh (Theo Kyodo)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/so-ca-nhiem-ncov-tai-nhat-ban-lap-ky-luc-4423930.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin mới về Thuốc chữa thoái hoá khớp diacerein
    Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Nguyên nhân của tình trạng kháng kháng sinh
    Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Cách nào hạn chế dị ứng Thuốc?
    Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Có phải bị ho do Thuốc?
    Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Những trường hợp không nên dùng Thuốc aspirin
    Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Ai không được dùng Hydrocortison bôi ngoài da?
    Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Testosterone nội sinh – chìa khoá sức khoẻ của phái mạnh
    Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • tin nóng, Táo Quân, ngành y
    Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • 10 bệnh đừng vội tin “bác sĩ” Google
    Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY