MangYTe

Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi 19 tuần: Biểu lộ cảm xúc

Thật bất ngờ là từ tuần thai này, bé đã biết biểu lộ cảm xúc của mình.

9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, ban đầu là cảm giác hồi hộp chờ đợi que thử thai lên hai vạch, rồi cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào...

Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mệt mỏi, đau đớn từ những cơn ốm nghén vật vã, đau lưng, đau hông... rồi cơn đau chuyển dạ vật vã trong nước mắt... Thành quả cuối hành trình là mẹ được ôm thiền thần bé bỏng trên tay, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn?

Hãy cùng theo dõi hành trình lớn lên từng tuần của thai nhi trong bụng mẹ xem bé của bạn đã lớn từng nào, đã biết làm gì, cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào... trong sự kiện "sự phát triển của thai nhi" các mẹ nhé!

Thai nhi

thai nhi 19 tuần tuổi nếu được so sánh sẽ có kích thước bằng quả xoài với trọng lượng khoảng 240g và dài khoảng 15,24cm. lúc này, qua siêu âm bạn đã có thể thấy rõ giới tính của con mình, các hoạt động uốn người, với tay… cũng được thấy khá rõ. thai nhi lúc này bắt đầu bước sang tháng thứ 5.

Không những đã biết biểu lộ cảm xúc thông qua những cú đá, cú máy hay uốn người, không lâu nữa bé sẽ có thể nghe thấy những âm thanh ồn ào từ phía bên ngoài cũng như nhận ra giọng nói của mẹ. nguyên nhân là do tai của thai nhi đã phát triển ổn định và bắt đầu có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh.

Thông thường, việc siêu âm sẽ diễn ra từ tuần 18 – 22 tuần để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra nhau thai và cuống rốn, cũng như xác định chính xác tuổi thai. Nếu siêu âm trong tuần này, bạn sẽ thấy bé có những chuyển động đạp, uốn, với tay, gập người hay thúc vào bụng mẹ.

thai nhi ở tuần 19 đang phát triển mạnh và không ngừng lớn lên, đặc biệt là các chức năng khác biệt như thận tạo nước tiểu, tóc bắt đầu mọc trên da đầu… một phần của não bộ có chức năng nhận cảm. điều tuyệt diệu hơn nữa, nếu thai nhi là con gái, bé đã có 6 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi.

Hệ thống thần kinh được hình thành từ tuần thứ 4 và ngày càng hoàn thiện. Việc phân chia não thành não trước, não sau, não giữa và dây cột sống diễn ra từ từ và sẽ dẫn đến phân chia hai bán cầu não.

Tràn dịch não gây ra hiện tượng phình ở đầu. Tỷ lệ xuất hiện là 1/2000 trẻ em, chiếm khoảng 12% các trường hợp dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nhất ở trẻ khi sinh ra. Tràn dịch não thường liên quan đến tật nứt đốt sống, thoát vị màng não… Siêu âm là cách tốt nhất để phát hiện ra vấn đề này. Tràn dịch não thường được phát hiện trong tuần thứ 19 của thai kỳ.


Thai nhi 19 tuần tuổi

Cơ thể mẹ bầu

Thời gian này, mẹ bầu sẽ nhận thấy những dấu hiệu đau nhức vùng bụng do sự kéo căng của cơ bắp tương đương với sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng chóng mặt và hoa mắt thường xuyên xuất hiện.

Bụng bầu lớn dần cũng có thể làm mẹ bầu cảm thấy hay bị ợ nóng, đau hông và khó ngủ.

Bài liên quan:

Thai nhi 18 tuần: Những cú máy thai

Thai nhi tuần 17: Bé tập bú

Thai nhi 16 tuần: Bé biết nấc cụt

Thai nhi 15 tuần: Học cách thở

Tuy nhiên, so với 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì đây vẫn là quãng thời gian mang bầu thoải mái nhất. Chị em có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi ngăn ngày dịp cuối tuần để hưởng thụ nốt những ngày còn là vợ chồng son.

Mẹo nhỏ cho mẹ

Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi khi làm việc, hãy tranh thủ thời gian nghỉ khoảng 15 phút ngay tại công sở để thư giãn. Nếu gặp vấn đề khó ngủ, chị em nên mua một chiếc gối ôm hỗ trợ. Hãy cũng chia sẻ việc nhà với anh xã để thời gian mang bầu không quá cực hình với bạn.

Mẹ cũng cần ghi nhớ rằng từ tháng thứ 4,5 thai kỳ, bụng bầu lớn dần nên rất dễ bị rạn. Để hạn chế nguy cơ rạn da, mẹ không nên tăng cân quá nhiều, uống nhiều nước và sử dụng những sản phẩm ngăn ngừa rạn da dành riêng cho bà bầu.

Triệu chứng mang thai 19 tuần

Những triệu chứng mang thai 19 tuần mẹ dễ dàng nhận thấy là:

- Thèm ăn

- Táo bón

- Chóng mặt, ngất xỉu

- Nghẹt mũi

- Đau nhức vùng bụng

- Đau lưng

- Rạn da

Xem thêm: Thai nhi 20 tuần tuổi

Theo H. Đăng (Theo WTE) (Khampha.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/thai-nhi-19-tuan-bieu-lo-cam-xuc-c85a171675.html)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ bị viêm gan B có lây sang thai nhi?
    Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì phát hiện mình bị viêm gan B. Tôi rất hoang mang không biết em bé có bị ảnh hưởng và nếu có thì phải làm gì thưa bác sĩ?
  • Mẹ mắc lao nguy hiểm như thế nào cho thai nhi?
    Khi mang thai, nếu không may mắc bệnh lao thì cần phải làm gì, thưa bác sĩ? Bệnh lao có thể gây những nguy hại gì cho thai nhi?
  • Phát hiện bệnh di truyền cho thai nhi không cần chọc ối
    Nhờ kỹ thuật xét nghiệm máu đơn giản, bác sĩ không cần phải chọc ối gây đau đớn cho thai phụ mà vẫn dò được bệnh di truyền của thai nhi.
  • Giãn bể thận ở thai nhi 35 tuần
    Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Ở đâu có dịch vụ phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ?
    Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
    Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khoẻ
    Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Chăm sóc bản thân và thai nhi
    Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
    Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ
    Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY