Nhật Bản từng khiến dư luận quốc tế trầm trồ vì cách chống dịch “thoải mái” vì không muốn ảnh hưởng đến kinh tế ở giai đoạn đầu. Trong làn sóng dịch Covid-19 thứ 2, đảo quốc này đang phải hứng chịu những hậu quả đầy quan ngại từ chính cách ứng phó với dịch ấy!
Ở làn sóng COVID-19 đầu tiên, Nhật Bản đã khiến dư luận phải trầm trồ khi kiểm soát được dịch bệnh mà cần không cần phong tỏa xã hội, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng hay cũng không yêu cầu các doanh nghiệp phải tạm đóng cửa. Đây được gọi là "mô hình chống dịch Nhật Bản".
Theo Bộ trưởng Tài chính nước này lí giải, chính "tiêu chuẩn văn hoá cao" của người Nhật đã giúp khống chế được dịch bệnh.
Nhưng giờ đây, nước Nhật lại đang phải đối mặt với làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19, khi mỗi ngày đều ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục. Nếu ban đầu các ca nhiễm dịch bệnh chỉ tập trung ở thủ đô Tokyo thì giờ đây COVID-19 đã lây lan đến những khu vực ngoại thành. Đáng chú ý, một số địa phương không ghi nhận dịch bệnh trong nhiều tháng nhưng nay lại là những điểm nóng mới về số ca nhiễm.
![Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 1. Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 1.]()
Khác với làn sóng đầu tiên với các trường hợp nhiễm bệnh chủ yếu thuộc nhóm dân số trẻ - có ít nguy cơ gặp biến chứng nặng thì ở đợt dịch thứ 2, Nhật Bản đang ghi nhận số lượng người già mắc COVID-19 nhiều hơn, đây là mối quan ngại lớn đối với quốc gia có dân số già nhất thế giới.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân đến từ việc Nhật Bản qáu chú trọng vào việc "cứu" nền kinh tế khỏi suy thoái.
Trong khi nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang vật lộn với những làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới thì Nhật Bản đang có nguy cơ trở thành một điển hình cảnh báo những hậu quả sẽ xảy ra khi một quốc gia quay trở lại trạng thái bình thường quá sớm và không thay đổi cách ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới.
![Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 2. Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 2.]()
Dù tuyên bố tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn dịch bệnh nhưng Nhật Bản không không yêu cầu người dân ở nhà, tránh ra ngoài khi không cần thiết hay buộc một số loại hình kinh doanh không thiết yếu, có nguy cơ lây lan dịch cao phải đóng cửa.
Vào cuối tháng 5, chính quyền nước này đã nhanh chóng mở cửa lại nền kinh tế với nỗ lực nhằm tránh tình trạng suy thoái và thúc đẩy hồi phục trở lại. Đến tháng 6, các nhà hàng, quán bar, sự kiện thể thao đã hoạt động lại.
Các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản đã quá vội vàng! "Đây là hệ quả của việc chính phủ quá ưu tiên cho các hoạt động kinh tế và để người dân di chuyển tự do khắp nơi giữa lúc dịch bệnh chưa được kiểm soát" - Giáo sư về bệnh truyền nhiễm Yoshihito Niki tại trường Y Dược, Đại học Showa.
Một nhóm các chuyên gia chống dịch thành công ở làn sóng dịch thứ nhất đã bị giải tán sau một loạt các lùm xùm về chính trị. Trong khi đó, một chiến dịch khuyến khích người dân đi du lịch trong nước trở lại cũng bắt đầu. Và rồi số ca nhiễm bắt đầu tăng vọt.
Cần một chiến lược phù hợp
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương cũng đang phải ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 2 như Hong Kong (Trung Quốc), Úc và Việt Nam - sau khi được ca ngợi là hình mẫu trong việc kiểm soát dịch bệnh ở đợt đầu.
Theo các chuyên gia y tế cộng đồng, có rất nhiều yếu tố dẫn đến làn sóng lây nhiễm mới tại Nhật Bản. Tình trạng khẩn cấp quốc gia có thể đã được dỡ bỏ quá sớm, trước khi số lượng ca nhiễm giảm mạnh. Đó dẫn đến một kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế không rõ ràng.
Hồi tháng 6, các quan chức ở Nhật đã lúng túng khi xuất hiện ổ dịch mới xuất hiện các ổ dịch mới tại các hộp đêm. Khi các ca nhiễm mới tăng lên, giới chức Nhật vẫn tiếp tục xoa dịu dư luận bằng cách hạ thấp độ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh trong các bài phát biểu và khẳng định các ca nhiễm này đã được khoanh vùng trong các tụ điểm giải trí ban đêm.
![Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 3. Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 3.]()
"Chính phủ (Nhật) nên có một chiến lược phù hợp hơn để kiểm soát sự lây nhiễm một cách nhanh chóng nhất có thể. Cả Hong Kong (Trung Quốc) và Australia đã hành động rất nhanh chóng và họ đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng nhanh càng tốt bằng cách mở rộng quy mô xét nghiệm và thực hiện triệt để giãn cách xã hội, gồm cả biện pháp phong tỏa một số địa phương.
Nhật Bản thì lại làm mọi thứ tồi tệ hơn với việc chỉ chờ đợi và quan sát diễn biến dịch", Giáo sư Kenji Shibuya từ trường đại học King’s College London, đồng thời là cựu giám đốc chính sách y tế tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định.
Liên tiếp trong 5 ngày qua, mỗi ngày Nhật Bản ghi nhân thêm hơn 1.000 ca nhiễm COVID-19 mới, đặc biệt có 2 ngày có lượng người mắc là 1.500 người/ngày. Trong khi vào hồi tháng 4, mỗi ngày chỉ ghi nhận tối đa là hơn 700 ca.
![Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 4. Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 4.]()
Số ca nhiễm mới gần đây ở Nhật
Mặc dù người Nhật có đeo khẩu trang trong đại dịch nhưng nguồn lây nhiễm của đợt dịch lần này chủ yếu xuất phát từ những sự kiện như ăn nhậu, tiệc tùng. Về truyền thông, thông điệp tuyên truyền đến người dân từ chính quyền trung ương và địa phương ở Nhật cũng rất mâu thuẫn: nếu chính phủ khuyến khích người dân đi du lịch để thúc đẩy kinh tế thì giới chức địa phương lại khuyến cáo người dân nên ở nhà để phòng, chống dịch bệnh.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh vào cuối tuần qua rằng tái thiết lập tình trạng khẩn cấp là không cần thiết. Tỷ lệ Tu vong ở Nhật Bản vẫn duy trì ở mức thấp so với hầu hết các quốc gia và hệ thống y tế vẫn chưa bị quá tải. Trên toàn quốc chỉ có ít hơn 100 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tích cực.
![Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 5. Từng là điển hình chống Covid-19 khiến thế giới thán phục, tại sao Nhật Bản bị Bloomberg cảnh báo là cơ hội cuối cùng? - Ảnh 5.]()
Giáo sư y tế cộng đồng Koji Wada, Đại học Quốc tế Sức khỏe và Phúc lợi Tokyo cho biết: "Bệnh viện có thể chữa trị cho các bệnh nhân đã nhiễm COVID-19. Nhưng chỉ có chính phủ với các biện pháp can thiệp mới có thể kéo giảm số ca lây nhiễm mới."
Chiến dịch "Go To Travel" (nhằm vận động người dân đi du lịch trong nước) đã biến thành một cơn ác mộng, người dân ngoại ô Nhật Bản phẫn nộ vì họ lo ngại nguy cơ bị lây nhiễm dịch bệnh từ những du khách ở thành phố.
"Cơ hội cuối cùng"
"Chính phủ chưa có một chỉ thị nào rõ ràng về việc ứng phó với dịch bệnh và đang đùn đẩy trách nhiệm cho chính quyền các địa phương" - theo ông Haruka Sakamoto, một nhà nghiên cứu về cộng đồng tại trường Đại học Tokyo.
Ông Haruo Ozaki, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Tokyo, đã đề xuất chính phủ nên xem lại chính sách để có thể hợp pháp hóa việc yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa. "Đây là cơ hội cuối cùng của chúng tôi (nước Nhật) để kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19", ông Ozaki bày tỏ.
Nguồn: Bloomberg