MangYTe

An toàn thực phẩm hôm nay

Vụ cả gia đình ăn bánh mì nghi ngộ độc, kiểm tra, lấy mẫu xác minh làm rõ

Liên quan đến vụ: “Quảng Nam: Xác minh thông tin cả gia đình ăn bánh mì nghi ngộ độc nhập viện” ở TP Hội An, sáng 13/9, TS, BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đã ghi nhận có 31 người nghi ngộ độc thực phẩm đang được điều trị và đang tiến hành giám sát, kiểm tra cơ sở nói trên.
Mục lục

Theo TS Mai Văn Mười, tính đến 18h ngày 12/9/2023, đơn vị ghi nhận tổng số người nghi bị ngộ độc có ăn bánh mì Ph. ở TP Hội An là 31 người, trong đó 5 người điều trị ngoại trú, còn lại đang nằm điều trị tại các bệnh viện địa bàn tỉnh.

Cơ sở bán bánh mì nghi ngộ độc thực phẩm tạm dừng hoạt động.Cơ sở bán bánh mì nghi ngộ độc thực phẩm tạm dừng hoạt động.

“Nhìn chung, hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng như: sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài. Qua xác minh, thời gian ăn bánh mì của các bệnh nhân rải rác khoảng từ 8h sáng ngày 11/9 đến 20h ngày cùng ngày. Khoảng cách giữa thời gian xuất hiện triệu chứng và thời gian ăn ít nhất là 2 giờ, nhiều nhất là 16 giờ, thời gian ủ bệnh từ 2 đến 16 giờ”, TS Mười chia sẻ.

Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, trong quá trình điều tra, xử lý ban đầu, đơn vị đã tiến hành giám sát, kiểm tra cơ sở nói trên. Tại thời điểm giám sát, Đoàn đã yêu cầu cơ sở giữ mẫu thức ăn liên quan và niêm phong, bảo quản mẫu theo quy định để gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Nơi các bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đến điều trị.Nơi các bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đến điều trị.

Anh N.D.H. ở TP Hội An cho rằng: “Sau khi ăn bánh mì Ph. ở TP Hội An, cả gia đình anh cùng một số người khác bị các triệu chứng đau bụng, sốt, nôn mửa. Hiện tất cả đang được điều trị tại Bệnh viện Thái Bình Dương và Phòng khám Đa khoa Khang Cường. Nguyên nhân từ đâu dẫn đến ngộ độc, các cơ quan chức năng của ngành y tế đang làm rõ”.

Chia sẻ về tình hình bệnh nhân, đại diện Phòng khám Đa khoa Khang Cường, TP Hội An cho biết, sau khi tiếp nhận 7 người nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó có 5 người trong một gia đình, các y, bác sĩ của phòng khám đã tích cực cấp cứu, điều trị. Các bệnh nhân đều xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, đau bụng, sốt. Hiện nay các bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị và sức khỏe đã dần ổn định”.

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh làm việc với chủ quán.Đoàn kiểm tra của Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh làm việc với chủ quán.

Sáng 13/9, ghi nhận thực tế của chúng tôi, tại cơ sở bán bánh mì P. ở TP Hội An nơi đây đã treo biển thông báo nghỉ bán 1 ngày để chờ kết quả từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết: “Sau khi nắm bắt thông tin nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì một tiệm trên địa bàn thành phố, ngành Y tế địa phương đã có mặt ở cơ sở này để lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. TP Hội An đã đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phẩm tỉnh phối hợp, hỗ trợ kiểm tra các mẫu bánh mì. Trước mắt, trong thời gian chờ kết quả, cơ quan chức năng đã yêu cầu tiệm bánh mì tạm dừng hoạt động”, ông Lanh nói.

Lấy mẫu để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân.Lấy mẫu để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân.

Trước đó, báo đại đoàn kết đưa tin “quảng nam: xác minh thông tin cả gia đình ăn bánh mì nghi ngộ độc nhập viện” (số ra ngày 13/9/2023) phản ánh về việc trên mạng xã hội facebook của anh n.d.h. (32 tuổi), ở tp hội an đăng thông tin với nội dung nhà anh có 5 người ăn bánh mì tại 1 tiệm nổi tiếng ở hội an. trong đó, 4 người nhập viện và người còn lại đau bụng. anh h. đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/vu-ca-gia-dinh-an-banh-mi-nghi-ngo-doc-kiem-tra-lay-mau-xac-minh-lam-ro-5728231.html)

Tin cùng nội dung

  • Làm gì khi ngộ độc thịt cóc
    Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Ngộ độc thức ăn chớ dùng Thuốc cầm tiêu chảy loperamid
    Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Viêm dạ dày mãn tính: Bạn nên kiểm tra vi khuẩn HP
    Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Thổi bong bóng kiểm tra vi khuẩn Hp dạ dày tốn hết nhiêu tiền?
    Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Muốn kiểm tra tụy phải làm gì Mangyte ơi?
    Tôi muốn chụp CT ổ bụng để kiểm tra tụy ở trường Đại học Y Hà Nội. (Phạm Thị Vĩnh - Nam Định)
  • Kiểm tra dậy thì sớm cho bé trai ở đâu, Mangyte ơi?
    Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian?
    Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Gói kiểm tra tim mạch tổng quát chi phí bao nhiêu?
    BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng Kiểm tra dị ứng áp da hay test áp
    Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
    Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY