MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xuyên đêm nối bàn tay trái gần đứt lìa

Hà Giang-Người phụ nữ 44 tuổi ở huyện Quang Bình, gặp T*i n*n khiến bàn tay trái bị thương gần đứt rời, sốc, mất máu, tình trạng nguy kịch.
Mục lục

Người bệnh tới Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang cấp cứu đêm 16/4. Bác sĩ Phạm Mạnh Công, Giám đốc Bệnh viện, trực tiếp phẫu thuật, cho biết vết thương ở bàn tay người bệnh rất nghiêm trọng. Toàn bộ gân, khối xương bàn tay trái đã đứt lìa.

Nếu chuyển bệnh nhân về tuyến dưới, người bệnh có nguy cơ bị cắt bàn tay do thời gian di chuyển lâu, khó thành công khi nối mạch. Vì vậy, bác sĩ chỉ định mổ khẩn cấp, kích hoạt báo động đỏ toàn viện để phối hợp phẫu thuật nối xương, thông mạch máu, dây thần kinh, gân, cơ.

Theo bác sĩ Công, ca mổ rất phức tạp do bàn tay là nơi tập trung xương khớp, gân gấp, duỗi, động mạch, tĩnh mạch và các dây thần kinh. Các thao tác nối lại rất khó, cần sự khéo léo, tập trung cao độ, phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm dày dặn. Bên cạnh đó, bác sĩ cần rút ngắn thời gian mổ để tái cấp máu sớm nhất cho bàn tay đứt rời.

Sau 4 tiếng, ca mổ thành công, nối lại bàn tay trái của người bệnh. Ngày 26/4, người bệnh đã hồi phục, bàn tay bắt đầu có cử động và cảm giác. Trong thời gian tới, người bệnh cần luyện tập phục hồi chức năng để có thể vận động như trước.

Bàn tay trái của người phụ nữ bị đứt lìa được khâu nối lại tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bàn tay trái của người phụ nữ bị đứt lìa được khâu nối lại tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/xuyen-dem-noi-ban-tay-trai-gan-dut-lia-4268440.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin mới về Thuốc chữa thoái hoá khớp diacerein
    Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Nguyên nhân của tình trạng kháng kháng sinh
    Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Cách nào hạn chế dị ứng Thuốc?
    Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Có phải bị ho do Thuốc?
    Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Những trường hợp không nên dùng Thuốc aspirin
    Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Ai không được dùng Hydrocortison bôi ngoài da?
    Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Testosterone nội sinh – chìa khoá sức khoẻ của phái mạnh
    Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • 10 bệnh đừng vội tin “bác sĩ” Google
    Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Cấp cứu T*i n*n, chớ quên kiểm tra chấn thương cột sống
    Trong lúc cấp cứu, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng những động tác không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương, đặc biệt là chấn thương cột sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY