MangYTe

Bỏng hôm nay

Bỏng do lạnh.

Bỏng lạnh là khi da tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0°C bị mất cảm giác.
Mục lục

1. Đại cương :

Bỏng lạnh là khi da tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0°C bị mất cảm giác.

Bỏng lạnh giai đoạn sớm :

Da thay đổi từ đỏ sang trắng và nhợt nhạt, tê cóng

Bỏng lạnh giai đoạn muộn :

Da lốm đốm và sưng tấy, chuyển thành màu vàng, xanh tím, hoại tử.

2. Bốn giai đoạn sinh bệnh học :

- Lạnh :

Co giãn mạch – Lạnh ngoại vi.

Đông tổ chức ngoại bào (-2°C) – Trắng.

Đông mạch, lắng hồng cầu – Đau buốt, cứng.

- Rã đông và ấm trở lại :

 + Tan đá – Đỏ tím :

 + Tế bào mất nước, Phù nề - đau nhói.

 + Mạch tổn thương, phù nề - Hình thành mụn nước.

 + Mạch mất  trương lực, giãn mạch – Hình thành mụn nước.

 + Yếu tố viêm làm kết tụ TC, BC, huyết khối.

- Tổn thương lan rộng :

 + Tăng Thromboxane A2 – Bọng nước.

 + Tăng kết tụ TC, BC quanh tổ chức, tổn thương mạch nặng.

- Thoái triển :

 + Biểu mô hóa tổ chức, sấy khô, tổ chức teo, héo – Lành hoặc hoại tử.

 + Co mạch có thể kéo dài.

3. Các yếu tố ảnh hưởng :

- Thời tiết lạnh.

- Nhiệt độ vùng tiếp xúc, thời gian tiếp xúc.

- Chủng tộc và địa lý (da màu bị nặng hơn)

- Mệt mỏi, dinh dưỡng kém ( dưới 3000 – 4000 kcal), hoạt động quá nhiều hoặc quá ít, sử dụng rượu, Thu*c, Thu*c lá.

4. Các cấp độ :

a. Bỏng lạnh ban đầu (Frostnip) – độ 1.

- Triệu chứng :

 + Má, dái tai, ngón tay, ngón chân màu trắng bợt, lớp nông của da cứng như cao su, lớp sâu mềm mại, cảm giác tê cóng, lạnh buốt.

 + Khi lành : giống như bỏng nóng độ 1.

- Nguy cơ :

 + Bỏng lớp trên cùng, da mất màu nhẹ.

 + Phù  nề nhẹ, lành trong khoảng 1 tuần.

- Điều trị :

 + Nhẹ nhàng thổi hơi nóng hoặc áp vào vùng ấm của cơ thể.

 + Không cọ sát dễ gây tổn thương tổ chức.

b. Bỏng lạnh nông ( Superficial Frostbite ) – độ 2.

- Triệu chứng :

 + Da trắng, lốm đốm xám, bề mặt cứng, dưới sâu vẫn mềm mại.

 + Có mụn nước trong 24 – 36 h, tổn thương thượng bì và trung bì giống bỏng nóng độ 2.

- Nguy cơ :

 + Da bị tổn thương nhiều lớp, da có màu lốm đốm, sưng tấy.

 + Phù nề nhiều, xuất hiện bọng nước, lành trong 3 tuần ( có thể cần điều trị )

- Điều trị :

 + Làm ấm nhanh bằng cách ngâm tay vào nước ấm(38°C – 42°C )

 + Không nên làm ấm bằng nhiệt độ quá nóng.

 + Làm ấm là biện pháp điều trị chủ yếu.

c. Bỏng lạnh sâu ( Deep Frostbite ) – độ 3.

- Triệu chứng :

 + Tổn thương mất cảm giác, tê cứng, có thể xuất hiện mụn nước sau 12 – 30h.

 + Sờ cảm giác cứng sâu, nổi da gà, tổn thương lan rộng đến phần cơ.

 + Trong các trường hợp nặng, da có màu như sáp, màu trắng, vàng xám, hoặc xanh xám.

- Nguy cơ :

 + Da bị tổn thương nhiều lớp, da mất màu nặng, có các màu chấm đỏ.

 + Có thể hoại tử, nếu không kịp thời điều trị thường gây hoại tử.

- Điều trị :

 + Nhanh chóng làm ấm bằng nước ấm (38°C – 42°C), ngăn bị lạnh trở lại.

 + Bảo vệ tổ chức đang tan đông khỏi chấn thương.

 + Làm khô nhẹ nhàng vùng chi , tránh cọ sát.

 + Lót gạc giữa các ngón tay, ngón chân để giữ cho vùng da tổn thương khô.

 + Không được thắt chặt phần chi tổn thương.

 + Để vùng tổn thương nghỉ ngơi.

 + Giữ bọng nước không bị vỡ, dùng gạc vô khuẩn để ngăn mất dịch.

 + Giữ vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.

 + Nâng cao chi, giảm phù nề.

 + Tránh nhiệt độ nóng và khô ( đèn chiếu, đệm nhiệt …) để làm rã đông vùng tổn thương.

 + Tránh rượu, nicotine và các Thu*c làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c21dfa776801b62ed4b3266)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY