MangYTe

Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Cần cảnh giác khi nhiễm virus hợp bào hô hấp

RSV (Respiratory syncytial virus) hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những căn nguyên hàng đầu gây bệnh hô hấp cho cả trẻ em và người lớn.
Mục lục

Các triệu chứng của RSV

Khi nhiễm RSV tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng, số lần mắc bệnh...mà có biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Nhóm trẻ dưới 2 tuổi thường mắc viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi trong khi nhóm tuổi lớn hơn thường mắc viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm tai giữa... Biểu hiện thường gặp gồm sốt, hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khò khè, khó thở... Những biểu hiện này rất giống với biểu hiện do nhiều loại virus khác gây ra như virus cúm, á cúm, rhinovirus, coronavirus, bocavirus, adenovirus... Do đó, khi thăm khám lâm sàng không thể phân biệt là do virus nào gây ra bệnh.

Ở người lớn và trẻ khỏe mạnh, RSV thường chỉ gây ra cảm lạnh nhẹ sau tự khỏi. Tuy nhiên sau 3-5 ngày các triệu chứng có thể tiến triển nặng hơn như ăn kém, khó thở, khàn tiếng... thì cần phải nhập viện ngay.

Dạy cho trẻ che miệng khi ho, hắt hơi

Nguy cơ lây nhiễm RSV

Virus có khả năng lây lan rất mạnh, đáng tiếc là vẫn chưa có vaccine bảo vệ trẻ khỏi virus này. Ở trẻ dưới hai tuổi, nhiễm RSV là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Lây nhiễm RSV gây ra các triệu chứng tương tự như cảm cúm thông thường ở phần lớn trẻ nhỏ, nhưng một tỉ lệ nhỏ trẻ bị nhiễm RSV lần đầu tăng nặng thành thở khò khè, dần tiến triển thành dạng nặng là viêm tiểu phế quản, hoặc viêm phổi rất nguy hiểm cho trẻ. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng thường là vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam hay mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc.

RSV lây qua đường hô hấp nghĩa là khi chúng ta ho, hắt hơi, nói chuyện... thì đều có nguy cơ lây nhiễm RSV từ người đối diện. Đặc biệt kể cả khi dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi nhưng không rửa tay sau đó bắt tay hay chạm vào các đồ dùng chung thì cũng có thể lây cho người khác. Thời gian ủ bệnh thường khoảng 4-6 ngày (thay đổi trong khoảng từ 2 đến 8 ngày). Một người mắc RSV có thể mắc lại trong cùng một mùa hoặc trong các mùa tiếp theo.

Hình ảnh virus hợp bào hô hấp

Mức độ nguy hiểm của RSV

Thông thường, các ca nhiễm RSV có thể không nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ có hệ miễn dịch non yếu thì biến chứng của bệnh là khôn lường. Khi RSV di chuyển từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới có thể gây ra bệnh viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Khi virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ có thể gây ra viêm tai giữa. Người mắc RSV có thể sẽ bị hen suyễn sau này...

Đối tượng nào dễ mắc RSV

Trẻ đi nhà trẻ hoặc có anh chị em bị nhiễm RSV hoặc vui chơi trong những khu đông người vào mùa RSV hoạt động sẽ có nguy cơ cao nhiễm RSV. Trẻ tiếp xúc với khói Thu*c thụ động hoặc người ở bất kỳ nhóm tuổi nào có hen đáng kể cũng có nguy cơ cao mắc RSV hơn những nhóm khác.

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi đặc biệt là dưới sáu tháng tuổi, trẻ đẻ non dưới 35 tuần tuổi thai, trẻ bị mắc các bệnh phổi mạn tính (loạn sản phổi, xơ phổi...), trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh nhân bị hội chứng Down, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (suy giảm miễn dịch kết, bệnh bạch cầu, bệnh máu mạn tính, bệnh nhân phải dùng Thu*c ức chế miễn dịch...) là những yếu tố nguy cơ cao dễ mắc RSV hơn và mức độ bệnh cũng nặng hơn.

Khi nào trẻ nên đi khám?

Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh cần đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ có những biểu hiện bệnh như sốt, ho, khó thở cần đưa ngay trẻ đến các chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng. Trẻ nằm trong nhóm nguy cơ cao nên đi khám dù triệu chứng nhẹ. Trẻ sốt cao liên tục, khó hạ, hắt hơi chảy mũi nhiều, ho khò khè nhiều, mệt lả hoặc kích thích quấy khóc nhiều, trẻ bỏ bú... nên đi khám ngay.

Điều trị như thế nào?

Hiện vẫn chưa có vắc-xin hoặc Thu*c để điều trị khi virus RSV xâm nhập vào cơ thể, vì vậy đối với trẻ bị nhiễm RSV chỉ có thể điều trị các triệu chứng trong suốt quá trình lây nhiễm và ảnh hưởng của virus đối với hệ hô hấp. Do đó, cách đối phó tốt nhất là hỗ trợ và dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với đa số các trường hợp, trẻ bị nhiễm RSV và có các biểu hiện viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.

Nếu trẻ có những biểu hiện bệnh như: Sốt, ho, khó thở cần đưa ngay trẻ đến các chuyên khoa hô hấp để được thăm khám.

Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm: Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối S*nh l*, sau đó làm sạch mũi cho trẻ, giúp trẻ hút dịch nhầy ở mũi sử dụng cách thức phù hợp. Sử dụng máy tạo ẩm để giữ không khí ẩm và sạch.

Tiếp tục cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ. Có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú, bữa ăn để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước (thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc làm bệnh nặng hơn). Uống nhiều nước sẽ giúp trẻ loãng đờm, dịu ho.

Cần cho trẻ dùng Thu*c đúng như chỉ dẫn của thầy Thu*c. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ uống Thu*c hạ sốt như acetaminophen. Không nên tự ý cho trẻ uống Thu*c vì nếu dùng không đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại, nhất là ở trẻ nhỏ.

Cần tái khám đúng hẹn theo lời khuyên của thầy Thu*c và chú ý phát hiện những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám lại ngay.

Điều trị tại bệnh viện: Trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần được nhập viện điều trị. Tại bệnh viện các cách thức điều trị cho trẻ bao gồm: Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần được hỗ  trợ thở oxy hoặc thậm chí phải dùng đến salbutamol, hút hết dịch nhầy... Bác sĩ cũng có thể tiến hành tiểu phẫu hỗ trợ thở cho trẻ.

Chú ý: Trong quá trình điều trị bằng Thu*c, nếu bé gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Trường hợp của bé bị rối loạn tiêu hoá, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên đổi Thu*c hoặc bổ sung thêm men vi sinh cho bé không? Sau khi điều trị, nếu bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Biện pháp phòng tránh RSV

RSV dễ dàng lây lan qua tiếp xúc với người hoặc do tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bị ô nhiễm, các chất tiết của bệnh nhân. Do đó, biện pháp đầu tiên là thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người có triệu chứng tương tự như cảm cúm.

Làm sạch và vô trùng bề mặt các dụng cụ có thể bị lây nhiễm; không để người khác chạm vào bé trước khi rửa sạch tay; không để trẻ tiếp xúc với môi trường hút Thu*c hoặc ở cạnh người đang hút Thu*c; hạn chế đưa trẻ ra khỏi nhà vào mùa đông xuân (khi virus RSV hoạt động mạnh và có nguy cơ lây nhiễm cao nhất) đối với các em bé thuộc nhóm nguy cơ cao. Nếu có thể hãy cách ly bé với các trẻ khác, bao gồm cả anh chị lớn hơn đang có dấu hiện cảm cúm.

Nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói Thu*c lá. Khi đi ra đường nên giữ ấm và bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ, có thể sử dụng nước muối S*nh l* 0,9% nhỏ vào mắt, mũi trẻ sau khi đi chơi về. Dạy cho trẻ che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau đó. Người lớn khi mắc bệnh nên đeo khẩu trang để tránh lây lan. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng cho trẻ.

BS. Đào Trường Giang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/can-canh-giac-khi-nhiem-virus-hop-bao-ho-hap-n151834.html)

Tin cùng nội dung

  • Sang hè, cảnh giác với bệnh lỵ trực khuẩn
    Người bệnh lỵ cấp tính là nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất, vì trong thời gian bị bệnh, họ thải một khối lượng lớn vi khuẩn qua phân ra ngoài.
  • Cảnh giác những bệnh thường gặp mùa lễ hội
    Môi trường ẩm ướt do mưa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, gây hư hỏng ...
  • Cần phân biệt thông tin cảnh giác và sự cấm lưu hành Thuốc
    Những bất lợi do dùng Thuốc gây ra được gọi chung là “PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA Thuốc” (người nước ngoài gọi ADR
  • Bệnh lý hô hấp ở người già
    Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh
    Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Thời tiết chuyển mùa, người cao tuổi dễ mắc, tái phát bệnh đường hô hấp
    Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Ngừa bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh
    Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Chăm sóc trẻ mắc bệnh hô hấp đúng cách
    Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Hô hấp ký Đo chức năng hô hấp
    Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bệnh hô hấp liên quan đến nghề nghiệp
    Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY