MangYTe

Khoa học hôm nay

Cũng là ong rừng, tại sao ong vò vẽ lại hung dữ, mà ong mật lại rất dễ thuần phục?

Ngày nay chúng ta chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với việc thuần hóa ong mật để nuôi lấy mật, mối quan hệ giữa con người và ong mật là rất gần gũi. Tuy nhiên, cùng là ong rừng tại sao con người lại không thể thuần phục và sợ tiếp xúc ong vò vẽ đến vậy?
Mục lục

Thứ nhất: Sử dụng khác nhau

1-ong-vo-ve-ngoisaovn-w957-h539 4

Ảnh minh hoạ.

Từ những đặc điểm của ong vò vẽ và các loài ong khác nhau, trên thực tế vai trò của ong vò vẽ đối với con người là không lớn. Chúng ta đã quen với việc nuôi ong lấy mật, điều này lại không được tối ưu khi nuôi ong vò vẽ về số lượng, chất lượng và đặc biệt hơn ong vè vẽ khá khó tiếp cận, hung dữ và nguy hiểm hơn.

Mặc dù ong vò vẽ và ong mật đều là ong hoang dã nhưng chúng lại đối xử với con người theo hai cách hoàn toàn khác nhau.

Thứ hai: Độc tính khác nhau

3-ong-vo-ve-ngoisaovn-w1340-h772 2

Theo nghiên cứu thì nọc độc của ong vò vẽ là vô cùng nguy hiểm, nếu chẳng may ai đó bị ong vò vẽ tấn công thì nó có thể gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Ngược lại, đối với ong mật thì việc vô tình bị tấn công thì cũng chỉ bị đau nhức, sưng ngoài da, về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Ở đây chủ yếu là sự khác biệt về độc tính, về kích thước thì ong vò vẽ lớn hơn ong mật rất nhiều, nọc độc cũng lớn hơn, vì vậy mọi người thường rất cẩn trọng khi tiếp xúc với ong vò vẽ. Từ xưa đến nay, con người thường không lại gần ong vò vẽ, vì vậy chúng sẽ có cảnh giác cao độ với con người, chỉ một hành động khiêu khích nhỏ chúng sẽ tấn công rất quyết liệt.

Thứ ba: Phạm vi tấn công của ong vò vẽ lớn hơn

4-ong-vo-ve-ngoisaovn-w594-h359 1

Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng đa số các loài ong thực chất là một loài côn trùng tương đối dễ thuần phục, chúng có phạm vi tấn công nhỏ, dù có gặp ong ngoài tự nhiên, miễn là bạn chú ý quan sát thì cơ bản chúng sẽ không tấn công con người.

Tuy nhiên đối với ong vò vẽ thì khác, chúng có phạm vi phòng thủ rộng. Do đó, dù chúng ta nhìn từ hướng nào, ong vò vẽ đều có những con ong bảo vệ và tấn công con người ở một khoảng cách khá xa, rất nguy hiểm.

Thứ tư: Ong mật gần người hơn

5-ong-vo-ve-ngoisaovn-w1168-h677 0

Con ong là một loài côn trùng cổ đại, thậm chí nguồn gốc của nó có thể xuất hiện sớm hơn con người, thời gian tiếp xúc giữa loài ong và con người đã kéo dài hàng nghìn năm. Con người chủ yếu lấy mật ong để sử dụng mà không làm hại chúng, vì vậy loài ong mật đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của loài người.

Loài ong mật có thói quen sinh sống trong những hang đá, các đoạn cây rỗng, thói quen này đã được con người khai thác từ lâu. trong sử sách ghi lại, một trong những cách thuần phục ong mật là con người thường chặt những đoạn cây rỗng mà ong mật đang làm tổ, mang về nhà nhân giống, phương pháp này đã được áp dụng hàng nghìn năm trước, điều đó có nghĩa thời gian gắn bó giữa ong mật và con người không phải là ngắn, dẫn tới việc thuần hóa loài ong mật này đơn giản hơn là ong vò vẽ.

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.

Theo Công lý & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://xahoi.congly.vn/cung-la-ong-rung-tai-sao-ong-vo-ve-lai-hung-du-ma-ong-mat-lai-rat-de-thuan-phuc-284822.html

Theo Công lý & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/cung-la-ong-rung-tai-sao-ong-vo-ve-lai-hung-du-ma-ong-mat-lai-rat-de-thuan-phuc/20231211085320911)

Tin cùng nội dung

  • Sơ cứu khi trẻ bị động vật tấn công về y học
    Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Nuôi dưỡng trẻ từ trong bào thai
    Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Đề phòng nguy cơ mắc bệnh do ăn nội tạng động vật
    Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Nguy cơ dịch bệnh từ buôn bán động vật hoang dã
    Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Tuổi nào nên dùng cao động vật?
    Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Nguy cơ tiềm ẩn từ nội tạng động vật
    Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bị mỡ máu cao không nên ăn nội tạng động vật
    Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Thuốc quý từ tuyến nội tiết động vật
    Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Bị động vật cắn Sơ cứu vết động vật cắn
    Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY