MangYTe

Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ðan sâm giúp an thần, giảm đau

Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
Mục lục
Đan sâm còn có tên khác là huyết căn, xích sâm, huyết sâm, tử đan sâm. Vị Thu*c đan sâm là rễ khô của cây đan sâm. Đan sâm có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, xúc tiến tái sinh tái tạo tổ chức, chống thiếu máu cơ tim, làm giảm huyết áp, đường huyết; phục hồi chức năng gan và dự phòng xơ hóa gan, giảm mỡ máu.

Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền. Dùng cho các trường hợp đau tức ngực, có các khối tích kết, kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh. Hằng ngày dùng 10 - 30g; có thể lên đến 60g dưới dạng nấu, sắc, ngâm ướp.

Đan sâm được dùng làm Thu*c trong các trường hợp:

Dưỡng tâm an thần:

Chữa suy tim thể tâm dương hư: đan sâm 16g, ngưu tất 16g, ý dĩ 16g, phụ tử chế 12g, bạch truật 12g, trạch tả 12g, can khương 6g, nhục quế 4g. Sắc uống.

Trị suy tim thể âm dương khí huyết đều hư: đan sâm 16g, long cốt 16g, hoàng kỳ 12g, phụ tử chế 12g, ngũ vị tử 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, trạch tả 12g, xa tiền 12g, nhân sâm 8g, hồng hoa 8g, đào nhân 6g. Sắc uống.

Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai: đan sâm 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g, viễn chí 8g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.

Trừ ứ, giảm đau, trị các chứng đau do ứ trệ:

Trị huyết ứ khí trệ kết lại sinh ra đau bụng: đan sâm 63g, đàn hương 6g, sa nhân 6g. Sắc uống.

Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, đau vùng gan: đan sâm 20g, nọc sởi 20g. Sắc uống thay nước uống trong ngày.

Trị áp-xe gan, vùng gan đau dữ dội: đan sâm 12g, đương quy 12g, bạch tật lê 12g, biển đậu 12g, bán chi liên 40g, lậu lô 16g, ngõa lăng tử 24g, thạch yến 8g, hồng hoa 8g, hương phụ 8g. Sắc uống.

Trị viêm gan mạn tính, đau hông: đan sâm 20g, điền cơ hoàng 20g. Sắc uống.

Hoạt lạc hiệu linh đan: đan sâm 20g, đương quy 12g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống. Trị các chứng đau tức vùng tim, đau bụng do huyết ứ khí trệ.

Thoát mủ, tiêu nhọt, trị áp-xe vú: đan sâm 20g, xích thược 16g, bạch chỉ 12g. Tất cả nghiền bột mịn, thêm mỡ lợn, sáp ong vàng luyện thành cao, bôi lên chỗ đau.

Hoạt huyết, điều kinh:

Trị kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ huyết hôi không ra hết: đan sâm 24 - 60g, nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, pha với rượu uống hoặc thêm 20g đường đỏ thay đổi uống. Hoặc: đan sâm 16g, hương phụ 8g, trạch lan 12g. Sắc uống. Hoặc: đan sâm 16g, đương quy 16g, tiểu hồi hương 8g. Sắc uống.

Trị tắc kinh: đan sâm 60g, xuyến thảo 20g, ô tặc cốt 125g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng chung đan sâm với lê lô.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dan-sam-giup-an-than-giam-dau-6358.html)

Chủ đề liên quan:

an thần đan sâm giảm đau

Tin cùng nội dung

  • Cách giảm đau, cầm máu nhanh khi bị vết thương chảy máu
    Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Xoa bụng giảm đau cho người loét dạ dày
    Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau: hung thần của dạ dày
    Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Cải xanh trị ho tiêu đờm, giảm đau
    Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Bạch chỉ chống viêm giảm đau
    Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Giảm đau do viêm họng với cây hồng bì
    Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • 5 bài Thuốc giúp giảm đau nhức khớp
    Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Dùng ibuprofen giảm đau, chống viêm
    Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Nguyên nhân và phương pháp giảm đau bụng kinh
    Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Tâm sen an thần, thanh tâm
    Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY