MangYTe

Sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu cảnh báo trẻ có khả năng chậm phát triển, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm

Cha mẹ nên nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển ở trẻ để có phương hướng điều trị kịp thời cho bé.
Mục lục

Khả năng vận động kém

Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy bé chậm phát triển trí tuệ. Ảnh minh họa

Trí não phát triển không bình thường, khả năng vận động của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. từ vấn đề lẫy, ngồi, bò, đi đều sẽ chậm hơn so với các em bé khác. đặc biệt dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ càng biểu hiện rõ nét ở việc tập đi của bé. nếu con từ 18 tháng, thậm chí đến 3 tuổi còn chưa biết đi thì cha mẹ phải hết sức lưu ý.

Không cứng cổ, không thể quay đầu

Khi em bé chào đời, kỹ năng đầu tiên bé thành thạo là mút tay. đặc biệt là khi em bé được 3 tháng tuổi, bé rất thích mút tay. đây chính là kỹ năng thể hiện khả năng phối hợp tay và mắt của bé và là một tín hiệu lành mạnh cho thấy sự phát triển bình thường của bé. khi đạt 3 tháng tuổi, 1 em bé bình thường đã cứng cổ, có thể ngẩng đầu, xoay cổ bình thường. tuy nhiên, một số em bé bị rối loạn phát triển vận động khó có thể thành thao kỹ năng này, bố mẹ nên chú ý.

Ngôn ngữ không rõ ràng

Nếu trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi mà vẫn hiếm khi cười, đó là dấu hiệu cho thấy sự thất thường của trí não. Ảnh minh họa

Trẻ nhỏ bình thường từ 7 tháng đã bắt đầu nói ê a, đến 1 tuổi thì bập bẹ được vài từ đơn. sang 1,5 tuổi trẻ có thể nói được nhiều từ hơn, 2 tuổi đã trả lời được các vấn đề đơn giản cha mẹ đặt ra và tới 3 tuổi trẻ có khả năng biểu đạt được chuẩn xác ý nghĩ của mình.

Ngược lại, nếu trẻ mãi không nói được, khi bố mẹ hướng dẫn, phản ứng của trẻ rất chậm thì cần phải đặc biệt lưu ý. Nguyên nhân có thể do bố mẹ giao tiếp quá ít với trẻ hoặc trung tâm ngôn ngữ trong não của bé chậm phát triển.

Không nhạy cảm với các kích thích bên ngoài

Từ khi sinh ra, bé đã biết khóc, cười, sợ hãi, cáu kỉnh… Khi bé lớn lên, biểu hiện của những cảm xúc này trở nên rõ ràng hơn. Nếu em bé của bạn không nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, bố mẹ nên chú ý hơn với bé. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên đưa con đi khám để cải thiện về vấn đề.

Liên tiếp các vụ trẻ bỏng nước sôi và những cách sơ cứu sai lầm của bố mẹ

Có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp ở trẻ em là bỏng do nước sôi, ngoài ra có thể là dầu mỡ sôi, lửa hoặc điện, hóa chất và nhìn chung, tổn thương bỏng rất đa dạng, nặng nề.

Con trai 2 tuổi chảy máu cam, mẹ làm 1 hành động sai lầm khiến con Tu vong

Trong trường hợp chảy máu mũi do chấn thương, nếu làm hành động này, ngoài việc gây tắc đường thở còn có thể dẫn tới nhiễm trùng nội sọ.

Nhật Hạ (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.nguoiduatin.vn/dau-hieu-canh-bao-tre-co-kha-nang-cham-phat-trien-cha-me-can-dua-con-di-kham-som-547369.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi té đập đầu, dấu hiệu nào cần đi viện?
    Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • 5 dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang chán học
    Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Làm gì để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ
    Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Con tính khí thất thường – cha mẹ phải làm sao?
    Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Cha mẹ vất vả với tuổi nói không của con
    Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Bảo tồn khả năng sinh sản dành cho thanh thiếu niên
    Nếu bạn được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư khi còn là thanh-thiếu niên, việc cân nhắc về khả năng sinh sản sau này là rất quan trọng nếu bạn muốn có con
  • Sơ cứu bầm mắt dấu hiệu và cách điều trị bầm mắt
    Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy
    Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • 7 dấu hiệu bạn mặc sai cỡ áo ngực
    Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ
    Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY