MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

F0 được tiếp nhận từ quân chi viện như thế nào

TP HCM-Nam bệnh nhân 50 tuổi, mắc Covid-19 diễn tiến nguy kịch, cai máy thở thành công sau ba ngày bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp quản Trung tâm ICU từ Bệnh viện Bạch Mai.
Mục lục

Chiều 20/10, bệnh nhân xuất viện, về nhà tại quận 7. Ông trải qua hơn hai tuần sinh tử với sự nỗ lực điều trị của hai đội ngũ y bác sĩ trong thời điểm chuyển giao lực lượng.

Bệnh nhân nhập Trung tâm Hồi sức Tích cực (ICU) do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16, ngày 4/10, trong tình trạng viêm phổi, khó thở tăng dần sau hai ngày dương tính Covid-19. Không đáp ứng với thở oxy mask, ông được chuyển sang thở máy oxy dòng cao 5 ngày nhưng tiếp tục diễn tiến nặng nên phải đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn từ hôm 12/10.

Chiều 14/10, ông cùng gần chục bệnh nhân khác được bàn giao cho ê kíp bệnh viện nhân dân gia định, khi bệnh viện bạch mai rút về hà nội sau hơn hai tháng vào tp hcm thiết lập và vận hành trung tâm icu. lúc này, ông được chẩn đoán hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ards), viêm phổi nguy kịch bội nhiễm vi khuẩn đa kháng thu*c nguy cơ lệ thuộc máy thở, viêm gan siêu vi c mạn, tiền căn loét dạ dày đã cắt bỏ 2/3 dạ dày. ngày 16/10, bệnh nhân được cai máy thở thành công, hồi phục dần.

Nam bệnh nhân 50 tuổi xuất viện tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 Bệnh viện dã chiến số 16, do Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp quản điều trị, chiều 20/10. Ảnh: Minh Nhật

Nam bệnh nhân 50 tuổi xuất viện tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 Bệnh viện dã chiến số 16, do Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp quản điều trị, chiều 20/10. Ảnh: Minh Nhật

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết khi nhận nhiệm vụ tiếp quản trung tâm, bệnh viện đã cử nhân lực sang nhận bàn giao, phân luồng lối đi, thiết lập quy trình điều trị. Những ngày qua, các y bác sĩ vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa tiếp tục bố trí, sắp xếp nhân sự lẫn trang thiết bị, vật tư, Thu*c men nhằm vận hành bệnh viện một cách hiệu quả.

Theo bác sĩ hải, thời gian qua, khi tp hcm bùng phát covid-19, y bác sĩ đã chia nhiều cánh quân tham chiến các nơi như bệnh viện hồi sức covid-19 (đặt tại bệnh viện ung bướu tp hcm cơ sở 2), khu điều trị theo mô hình tách đôi tại bệnh viện nhân dân gia định (quy mô khoảng 300 giường, tiếp nhận chủ yếu f0 nặng). "nhờ vậy, các y bác sĩ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về các kỹ thuật điều trị hồi sức, cấp cứu", bác sĩ hải nói.

Bệnh viện nhân dân gia định là một trong ba đơn vị tại tp hcm được phân công tiếp quản ba bệnh viện dã chiến có trung tâm hồi sức tuyến cuối mà các bệnh viện trung ương gồm bạch mai, việt đức và trung ương huế đến thiết lập cuối tháng 7. tương tự, tuần trước, bệnh viện đại học y dược tp hcm tiếp nhận bàn giao trung tâm icu do bệnh viện hữu nghị việt đức phụ trách hơn hai tháng tại bệnh viện dã chiến số 13 (huyện bình chánh). riêng bệnh viện trung ương huế sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố đến cuối năm, sau đó bệnh viện nhân dân 115 sẽ tiếp quản.

Trung tâm hồi sức Covid-19 đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7). Ảnh: Quỳnh Trần.

Trung tâm hồi sức Covid-19 đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7). Ảnh: Quỳnh Trần

Đợt cao điểm bùng phát dịch vừa qua, hơn 187.000 người đã tham gia lực lượng phòng chống dịch tại thành phố. Trong đó, lực lượng do các bộ ngành trung ương, các tỉnh thành tham gia hỗ trợ là gần 29.000 người, hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện, tăng cường cho các Trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm...

Hiện, dịch bệnh tại tp hcm cơ bản đã được kiểm soát, các đoàn chi viện rút về địa phương. đến nay, chỉ còn một số ít nhân lực hỗ trợ bệnh viện hồi sức covid-19 và một vài bệnh viện dã chiến đến cuối tháng 10 và đoàn bệnh viện trung ương huế đến cuối năm. ngoài ra, toàn bộ hơn 1.600 chiến sĩ quân y từ bộ quốc phòng vẫn đang chi viện 531 trạm y tế lưu động tại tất cả quận huyện của thành phố.

Giám đốc sở y tế tp hcm tăng chí thượng cho rằng, nhờ sự hỗ trợ kịp thời nguồn nhân lực y tế đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước và các bộ ngành, tp hcm đã triển khai hiệu quả đồng thời "hai mũi giáp công" trong cuộc chiến chống covid-19, bao gồm xây dựng và triển khai hiệu quả mô hình điều trị ba tầng và điều trị ở tuyến cơ sở với hình thức chăm sóc f0 dựa vào cộng đồng.

Tại nhiều bệnh viện dã chiến, lực lượng chi viện đóng vai trò nòng cốt. Chẳng hạn, trong số khoảng 220 nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 2, nhân lực chi viện chiếm khoảng 75%, bao gồm các đoàn Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên và ba bệnh viện thuộc Bộ Y tế gồm Bệnh viện Phục hồi Chức năng Trung ương, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

"Lực lượng chi viện còn đoàn Cao Bằng và Điện Biên, sẽ rút toàn bộ trong vài ngày tới, bệnh viện chỉ còn khoảng 50 bệnh nhân trên quy mô 2.450 giường, dự kiến ngưng hoạt động đầu tháng 11", theo bác sĩ giám đốc Nguyễn Thành Dũng.

Tại bệnh viện dã chiến số 12, các đoàn chi viện từ sơn la, quảng ninh chịu trách nhiệm chính ở ba tòa a-b-c, trong 6 tòa nhà của bệnh viện. phần lớn họ đã rút quân trước ngày 15/10, chỉ còn 42 người thuộc đoàn quảng ninh dự kiến kết thúc hỗ trợ cuối tuần này. đơn vị phụ trách là bệnh viện da liễu tp hcm cũng rút khoảng 50% quân số khỏi bệnh viện, trở về tham gia công tác khám chữa bệnh bình thường. dự kiến, từ tuần sau, nơi này sẽ ngưng hoạt động ba tòa nhà a-b-c, tập trung gom tiếp nhận bệnh nhân vào ba tòa d-e-f, trước khi giải thể trong tháng 11, theo bác sĩ giám đốc phạm đăng trọng tường.

Y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến ở TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến ở TP HCM, tháng 7. Ảnh: Hữu Khoa

Ngành y tế tp hcm đang trong quá trình sắp xếp nhân lực, giải thể, tái cấu trúc bệnh viện dã chiến, phục hồi công năng các bệnh viện trở về trạng thái bình thường mới. bên cạnh mũi nhọn chăm sóc f0 tại nhà và cộng đồng, thành phố phát triển hệ thống cơ sở điều trị covid-19 với ba mô hình, gồm bệnh viện thu dung quận huyện, "khoa covid" của các bệnh viện và đặc biệt là lập ba bệnh viện dã chiến 3 tầng tại các bệnh viện dã chiến số 13, số 14, số 16.

Thành phố tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ T* vong xuống mức thấp nhất có thể, nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh.

Trước câu hỏi y tế tp hcm có gặp khó khi lực lượng chi viện rút quân, phó chánh văn phòng sở y tế tp hcm lê thiện huỳnh như, tại họp báo hồu đầu tuần cho biết, ngành y tế đã lên kế hoạch điều động luân phiên nhân viên y tế từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của thành phố đến các bệnh viện dã chiến 3 tầng. tại đây, các bệnh viện được phân công phụ trách sẽ chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn hồi sức, cấp cứu cho bác sĩ, điều dưỡng.

"Trang thiết bị của các bệnh viện dã chiến ngưng hoạt động sẽ được chuyển trả về các bệnh viện trước đây và một số sẽ được điều chuyển sang 3 bệnh viện dã chiến ba tầng", bác sĩ Như chia sẻ. Thành phố cũng lên kế hoạch vận hành hiệu quả mô hình Trạm y tế lưu động và Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng trên tất cả địa bàn phường, xã, huy động mọi nguồn lực tham gia chăm sóc F0 tại nhà.

Thứ trưởng y tế nguyễn trường sơn đánh giá cao khả năng đáp ứng của ngành y tế tp hcm trong bối cảnh dịch đang có nhiều tín hiệu khả quan, số ca mắc và t* vong giảm mạnh. theo ông sơn, trang thiết bị tại các bệnh viện, trung tâm icu vẫn đang đáp ứng đủ nhu cầu cấp cứu, điều trị người bệnh. "trong trường hợp thiếu trang thiết bị, bộ y tế tiếp tục điều động hỗ trợ thành phố", ông sơn nói và cho rằng các bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn tp hcm như chợ rẫy, thống nhất, quân y 175, răng hàm mặt trung ương... luôn hỗ trợ thành phố khi cần, không để thiếu trang thiết bị, thu*c, vật tư y tế.

Đến ngày 20/10, hơn 417.000 ca covid-19 tại tp hcm được bộ y tế công bố trong đợt dịch thứ 4. các bệnh viện thành phố đang điều trị hơn 1.200 trường hợp. hơn 12.500 người đang điều trị tại nhà, hơn 5.000 người theo dõi tại các cơ sở cách ly tập trung.

Lê Phương

Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/f0-duoc-tiep-nhan-tu-quan-chi-vien-nhu-the-nao-4374275.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách nào hạn chế dị ứng Thuốc?
    Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Có phải bị ho do Thuốc?
    Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Những trường hợp không nên dùng Thuốc aspirin
    Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Ai không được dùng Hydrocortison bôi ngoài da?
    Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Testosterone nội sinh – chìa khoá sức khoẻ của phái mạnh
    Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • TP HCM thu phí đường bộ đối với xe máy từ 1/5
    Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Lo ngại ùn tắc, TP HCM dời ngày cấm đường
    Trong khi thành phố thay đổi thời gian cấm đường ở khu trung tâm cho diễn tập mít tinh, nhiều người dân không biết nên vẫn chọn lộ trình khác di chuyển khiến nhiều khu vực xảy ra ùn ứ.
  • Bắt Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh TP HCM
    Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • 10 bệnh đừng vội tin “bác sĩ” Google
    Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY